Đức tiếp tục kiểm soát tài sản của Rosneft trong giai đoạn tranh chấp

07:15 | 11/09/2023

223 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khi đàm phán với Tập đoàn dầu khí Rosneft (Nga) “dậm chân tại chỗ”, vào hôm 9/9, Chính phủ Đức quyết định tiếp tục kiểm soát tài sản trong nước của Rosneft với thời hạn 6 tháng.
Đức tiếp tục kiểm soát tài sản của Rosneft trong giai đoạn tranh chấp

Vào tháng 9/2022, khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Berlin đã quốc hữu hóa tài sản ở Đức của Rosneft, bao gồm 54,17% cổ phần của nhà máy lọc dầu Schwedt nằm tại Berlin.

Vào tháng 3/2023, Rosnerft đã đệ đơn kiện quyết định này và được xử thắng. Do đó, Chính phủ Đức gia hạn thời gian nắm quyền kiểm soát tài sản đến ngày 10/9.

Berlin muốn tìm một người mua đáng tin cậy cho cổ phần của Rosneft. Vào tháng 4, Hạ viện đã thông qua những thay đổi về luật, cho phép bán tài sản một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo hai nguồn tin nắm rõ vấn đề nói với Reuters, Rosneft và Berlin không đạt được tiến triển nào trong thỏa thuận rút lui, làm trì hoãn cơ hội tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng.

Rosneft đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về quyết định gia hạn quyền kiểm soát.

Ba Lan từng gây áp lực lên Berlin, yêu cầu chính phủ buộc Rosneft rời khỏi Đức và dọn đường cho các nhà đầu tư mới, chẳng hạn như doanh nghiệp lọc dầu PKN Orlen của nhà nước Ba Lan. Được biết, PKN Orlen đã bày tỏ sự quan tâm đến số cổ phần bị quốc hữu hóa.

Nhà máy lọc dầu Schwedt cũng thuộc sở hữu của gã khổng lồ dầu khí Shell của Anh - Hà Lan (37% cổ phần) và Eni của Ý (8% cổ phần). Shell cũng đang tìm kiếm những người mua tiềm năng cho cổ phần của mình.

Theo các nguồn tin, các cuộc đàm phán về việc bán cổ phần của Shell đang có nhiều tiến triển, với lời đề nghị thú vị từ một công ty tư nhân Ba Lan. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa Orlen và Đức đã bị đình trệ, vì nhà nước Ba Lan lo ngại về thái độ không thân thiện với Đức trước thềm bầu cử sắp tới Ba Lan.

Shell từ chối bình luận.

Theo Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế Đức Michael Kellner, Berlin vẫn rất quan tâm đến việc mở rộng hợp tác với Warsaw trong hoạt động lọc dầu. Hiện nay, ngành lọc dầu của Đức chuyên nhập dầu từ cảng Rostock (Đức) và cảng Gdansk (Ba Lan).

Ông Kellner nói với Reuters: “Chúng tôi đang làm việc rất tốt với Ba Lan”.

Được biết, mối quan hệ giữa Berlin và Warsaw đã trở nên rạn nứt khi đảng Pháp luật và Công lý (PiS) bảo thủ quốc gia của Ba Lan bày tỏ thái độ chống Đức trước cuộc bầu cử tháng 10/2022.

Theo một nguồn tin khác nói với Reuters, xét số chuyến hàng từ Kazakhstan, hai công ty của nước này - KazMunayGas và công ty con Kaztransoil, có thể sẽ là chủ sở hữu tương lai của nhà máy lọc dầu Schwedt. Ngoài ra, các công ty trên cũng quan tâm đến cổ phần của Shell.

Nguồn tin cho biết thêm, các công ty Kazakhstan có lợi thế, vì dầu của Kazakhstan là loại dầu tương thích nhất với Schwedt, nhờ có tính chất tương tự như dầu thô của Nga.

KazMunayGas và Kaztransoil đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Theo nguồn tin, Đức hoan nghênh nguồn cung dầu từ Kazakhstan, nhưng lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ đường ống nối với Nga. Berlin cũng đang tìm kiếm một nhà đầu tư có thể đảm bảo Schwedt luôn ở mức công suất 75%.

Chính phủ Đức có thể tài trợ cho nhà máy lọc dầu Schwedt của Nga hay không?Chính phủ Đức có thể tài trợ cho nhà máy lọc dầu Schwedt của Nga hay không?
Rosneft liên tiếp tung ra đơn kiện với Chính phủ ĐứcRosneft liên tiếp tung ra đơn kiện với Chính phủ Đức
Rosneft tăng sản lượng khí đốt tại mỏ SuzunRosneft tăng sản lượng khí đốt tại mỏ Suzun

Ngọc Duyên

AFP