Đức cáo buộc Mỹ bán khí đốt với giá “cắt cổ”

16:54 | 07/10/2022

661 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 6/10, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức đã tiết lộ mức giá khí đốt “trên trời” mà quốc gia “đối tác kinh tế” của Đức, tức Mỹ, đã chào bán. Hiện nay, Đức đang cố gắng tìm các nguồn khác để thay thế cho hàng của Nga.
Đức cáo buộc Mỹ bán khí đốt với giá “cắt cổ”
Robert Habeck - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức

Thật vậy, ông Robert Habeck - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức cho biết: “Việc các nước hữu nghị bán khí đốt với giá cao như vậy, chính là một vấn đề với chúng tôi”. Đồng thời, Bộ trưởng kêu gọi Ủy ban châu Âu “đàm phán” về vấn đề này với các nước trên.

Trước đây, khí đốt của Nga chiếm 55% sản lượng nhập khẩu toàn nước Đức. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh Nga – Ukraine, sản lượng khí đốt vận chuyển từ Moscow vào Đức đã giảm đáng kể. Vào đầu tháng 9, hoạt động cung khí đốt đã bị đình chỉ hoàn toàn.

Do đó, để đảm bảo an ninh năng lượng và cứu trợ ngành công nghiệp phụ thuộc vào khí đốt của mình, Đức đã phải đa dạng hóa các nhà cung cấp và tăng đáng kể việc mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) – một loại khí có giá khá đắt. Và như nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức chú trọng vào việc thực hiện giao dịch với Mỹ. Trên thực tế, tỷ trọng LNG của Mỹ giao sang châu Âu đã tăng từ 28% lên 45% trong giai đoạn 2021-2022.

Vào mùa xuân năm ngoái, khi giá dầu tăng cao, nước Mỹ, theo sau là các đồng minh trong Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đã bán dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia của mình để giảm bớt áp lực lên thị trường.

Mặt khác, Berlin đang kêu gọi Liên minh châu Âu phối hợp mua khí đốt theo gói để nhận được mức giá tốt. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức khẳng định: “EU phải kết hợp sức mạnh toàn thị trường của mình và thiết kế các chiến lược mua hàng thông minh và đồng bộ (...) để các nước EU không ganh đua nhau chỉ để đưa giá mua cùng một món hàng”.

Hơn nữa, để hạn chế giá khí đốt cho người dân và doanh nghiệp của mình, Chính phủ Đức đã công bố kế hoạch viện trợ 200 tỷ euro. Nhiều nước láng giềng châu Âu đã chỉ trích dự định đơn lẻ này, nhất là Pháp và Ý.

Bốn quốc gia EU đề xuất ý tưởng về hành lang giá khí Bốn quốc gia EU đề xuất ý tưởng về hành lang giá khí "năng động"
Mỹ phật lòng, Nga hưởng lợi từ quyết định gây tranh cãi của OPEC+Mỹ phật lòng, Nga hưởng lợi từ quyết định gây tranh cãi của OPEC+
Eni sẵn sàng trả tiền để có khí đốt NgaEni sẵn sàng trả tiền để có khí đốt Nga

Ngọc Duyên

AFP