Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn ký kết các hợp đồng khảo sát địa chấn
Cụ thể, các hợp đồng được ký kết gồm Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn và Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn sẽ bao gồm các cuộc khảo sát và nghiên cứu địa chất lớn trị giá nhiều triệu đô la Mỹ. Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến để đảm bảo an toàn trong tình hình diễn biến gần đây của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
![]() |
Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn ký kết các hợp đồng khảo sát địa chấn |
Khảo sát và nghiên cứu địa vật lý là những công việc then chốt giúp các dự án điện gió ngoàikhơi hiểu được hiện trạng đáy biển và xúc tiến các hoạt động phát triển các mô hình mặt đất và thiết kế nền móng. CPIM sẽ hợp tác với nhà thầu phụ của Đan Mạch: Cục Khảo Sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) trực thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng và Khí hậu Đan Mạch để thực hiện hai hợp đồng này. Theo Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn, CPIM và GEUS sẽ phốihợp chặt chẽ để thu thập dữ liệu thủy văn cùng các mẫu trầm tích đáy biển để xác định độ sâu, đặc điểm đáy biển và địa chất tầng đáy. Trong Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn, CPIM và GEUS cũng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện địa chất, sinh vật biển và sử dụng tài nguyên biển. Đánh giá này sẽ cung cấp các thông tin đầu vào thiết yếu cho quá trình phát triển trang trại điện gió ngoài khơi.
Trong hai năm qua, Dự án La Gàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Đan Mạch trong quá trình phát triển dự án. Theo một nghiên cứu tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế thuộc BVG Associates (đơn vị tư vấn của Ngân hàng Thế giới) thực hiện, dự án sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án. Dự án cũng dự kiến sẽ tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE) cho các lao động trong nước tại Việt Nam, trong đó 1 đơn vị FTE tương đương với 1 việc làm trong thời gian 1 năm. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất, dự án dự kiến sẽ cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm và giúp giảm phát thải 130 triệu khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án.
![]() |
H.A
- Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để tạo cơ sở xây dựng chính sách phù hợp
- Chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng: 3 nhóm nhiệm vụ cần thực hiện xong trước cuối năm 2025
- Bài 5: TS Nguyễn Anh Tuấn: Luật hóa chính sách là nền tảng cho sự phát triển NLTT vững chắc và lâu dài
- Bài 4: Phát triển Năng lượng tái tạo: Cần pháp lý minh bạch, ổn định
- Bài 3: Cần nhanh chóng hoàn thiện khung chính sách pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo
-
[VIDEO] Petrovietnam và TKV cùng mở rộng không gian hợp tác giữa các tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia
-
Petrovietnam: Tiên phong trong chuyển dịch năng lượng và tăng trưởng xanh bền vững
-
[VIDEO] Gia hạn hợp đồng dầu khí Lô PM3 CAA: Củng cố hợp tác chiến lược, đảm bảo an ninh năng lượng
-
Cần cơ chế đủ mạnh để hoàn thành mục tiêu về điện gió ngoài khơi, điện khí LNG đến năm 2030
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng