Động cơ ICE linh hoạt: Công nghệ & giải pháp cho hệ thống điện Việt Nam

20:13 | 03/11/2022

737 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 3/11, tại Hà Nội, Wärtsilä - Tập đoàn về các giải pháp năng lượng linh hoạt dựa trên công nghệ động cơ đốt trong (ICE) đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Động cơ ICE linh hoạt: Công nghệ & giải pháp cho hệ thống điện Việt Nam".

Tham dự hội thảo có ông Keijo Norvanto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam; ông Lê Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương; ông Nicolas Leong, Giám đốc khu vực Bắc & Đông Nam Á, Wärtsilä Nhật Bản; ông Trí Nguyễn, Chuyên gia Phân tích Tài chính & Thị trường, Wärtsilä Phần Lan; ông Nguyễn Văn Dương, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương; ông Jarno Häivälä, Chuyên gia về Kỹ thuật Sản xuất, Wärtsilä Phần Lan; bà Hanna Berg, Chuyên gia cao cấp về Phát triển Sản phẩm, Wärtsilä Phần Lan; ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia, Năng lượng, Wärtsilä Việt Nam; bà Avani Garg, Chuyên gia Phát triển Dự án, Wärtsilä Singapore; bà Malin Östman, Giám đốc Phát triển Dự án & Thị trường, Wärtsilä Singapore.

Toàn cảnh hội trường diễn ra hội thảo.
Toàn cảnh hội trường.
Ông Keijo Norvanto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam
Ông Keijo Norvanto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Keijo Norvanto chúc mừng Việt Nam về những cam kết mạnh mẽ tại COP26.

Ông Keijo Norvanto cho biết, Phần Lan cũng có những cam kết và mục tiêu hướng tới giảm phát thải ròng. Trong quá trình phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), các nhà cung cấp công nghệ như Wärtsilä sẽ đóng góp và giúp Việt Nam trong việc sử dụng các công nghệ mới nhất để hướng tới mục tiêu chung của hai nước.

Ông Lê Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công thương
Ông Lê Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương.

Ông Lê Việt Cường cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển dịch NLTT như: chính sách; pháp lý; vận hành, ứng dụng công nghệ tiên tiến…

ICE cung cấp nguồn điện có nhiều ưu điểm: dừng nhanh, tải nhanh sẽ là giải pháp giúp hệ thống điện của Việt Nam trong quá trình chuyển dịch năng lượng.

Ông Nicolas Leong, Giám đốc khu vực Bắc & Đông Nam Á, Wärtsilä Nhật Bản
Ông Nicolas Leong, Giám đốc khu vực Bắc & Đông Nam Á, Wärtsilä Nhật Bản.

Ông Nicolas Leong chia sẻ, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 và đang trên đà phát triển.

Việt Nam là quốc gia có nhu cầu điện cao và hướng mục tiêu tới chuyển đổi NLTT. Chính vì vậy, ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng nhanh của NLTT nhưng cũng đi kèm với các thách thức về an ninh năng lượng, quản lý sự biến đổi không ổn định của NLTT…

Hội thảo tập trung vào ICE cùng với ý kiến đóng góp từ nhiều chuyên gia sẽ mang đến giải pháp giúp đỡ Việt Nam.

Ông Trí Nguyễn, Chuyên gia Phân tích Tài chính & Thị trường, Wärtsilä Phần Lan
Ông Trí Nguyễn, Chuyên gia Phân tích Tài chính & Thị trường, Wärtsilä Phần Lan.

Ông Trí Nguyễn cho biết, ngành điện đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải các-bon của thế giới và đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (Net 0) trên toàn cầu.

Các nước ASEAN phần lớn sử dụng nhiên liệu từ hoá thạch (chiếm khoảng 80%). Việt Nam có tỉ lệ NLTT cao hơn nhưng điện than vẫn chiếm tỉ lệ lớn.

Trong 3 đến 4 năm trở lại đây, Việt Nam đầu tư rất nhiều vào năng lượng xanh. Dự thảo quy hoạch điện 8 trước và sau COP26 đã giảm 22GW, đây chính là tín hiệu tích cực.

Wärtsilä sử dụng phần mềm mô phỏng hệ thống điện toàn cầu (khoảng 200 khu vực). Trong báo cáo mô phỏng hệ thống điện của Việt Nam cho thấy con đường tối ưu hoá đạt Net 0, cần giảm phát thải carbon và cần những nguồn năng lượng ổn định hơn như pin tích trữ và nhà máy điện linh hoạt như ICE.

Ông Nguyễn Văn Dương, Viện Năng lượng, Bộ Công thương
Ông Nguyễn Văn Dương, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương

Ông Nguyễn Văn Dương cho biết, công suất đặt năm 2021 của Việt Nam đạt 78,1GW cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải, tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn điện GĐ 2010-2021 ~ 12,9%/năm so với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân ~ 10%/năm.

Năm 2021, tỷ trọng công suất đặt của nguồn NLTT đã bằng với NĐ than và chiếm 1/3 công suất đặt toàn hệ thống trong đó có nguồn NLTT biến đổi chiếm 26% công suất đặt. Nguồn TĐ lớn vẫn chiếm trên 20%. TBK giảm xuống còn 10%. Tỷ trọng nguồn NLTT biến đổi tăng mạnh đã dẫn tới khó khăn trong khâu vận hành.

Nhiều khu vực ở Việt Nam có tiềm năng cao cho các nguồn NLTT nhưng có phụ tải tại chỗ thấp như: Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.

Ông Dương chia sẻ, nguồn điện linh hoạt có thời gian khởi động ngắn, tăng giảm công suất nhanh; thời gian mở máy/dừng máy ngắn; thời gian xây dựng nhanh, có khả năng mở rộng; có khả năng chạy nhiên liệu sạch rất phù hợp với Việt Nam.

Ông Jarno Häivälä, Chuyên gia về Kỹ thuật Sản xuất, Wärtsilä Phần Lan.
Ông Jarno Häivälä, Chuyên gia về Kỹ thuật Sản xuất, Wärtsilä Phần Lan.

Ông Jarno Häivälä cho biết, chu trình hoạt động của động cơ ICE gồm 4 bước: nạp, nén, đốt, xả. Động cơ ICE có 3 loại: Động cơ tốc độ thấp, tốc độ trung bình và tốc độ cao.

Các nhà máy điện động cơ ICE có nhiều tổ máy có thể cung cấp công suất cố định liên tục, hoà lưới điện chỉ trong 30 giây và đạt đầy tải chỉ trong vòng 2 phút. Bên cạnh đó, nhiệt độ môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ.

Chu trình hoả động của động cơ ICE
Chu trình hoạt động của động cơ ICE.
Bà Hanna Berg, Chuyên gia cao cấp về Phát triển Sản phẩm, Wärtsilä Phần Lan.
Bà Hanna Berg, Chuyên gia cao cấp về Phát triển Sản phẩm, Wärtsilä Phần Lan.

Bà Hanna Berg cho biết, cơ sở hạ tầng và sự phổ biến của các loại nhiên liệu xanh cần thời gian để phát triển. Công nghệ đa nhiên liệu Wärtsilä hiện tại cung cấp lộ trình chuyển đổi mang tính thực tế.

Hiện tại, Wärtsilä đang phối hợp với các công ty năng lượng ở Phần Lan nhằm xây dựng hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất hydro xanh.

Các nhà máy chế tạo hydrogen có thể sản xuất khi giá điện thấp và phát điện khi giá điện cao.

Động cơ ICE linh hoạt: Công nghệ & giải pháp cho hệ thống điện Việt Nam
Lợi ích và thách thức khi sử dụng nhiên liệu xanh.
Bà Avani Garg, Chuyên gia Phát triển Dự án, Wärtsilä Singapore.
Bà Avani Garg, Chuyên gia Phát triển Dự án, Wärtsilä Singapore.

Bà Avani Garg cho biết, chúng tôi muốn đưa ra một mô hình dự án cho nhà máy điện linh hoạt ICE 300MW tại miền Nam, Việt Nam. Mô hình này sẽ bao gồm giải pháp cung cấp khí LNG và các tính toán giá điện LOCE, dựa trên một số giả định. Diện tích đất cần để xây dựng khoảng 2,6ha.

Động cơ ICE linh hoạt: Công nghệ & giải pháp cho hệ thống điện Việt Nam
Nhà máy điện linh hoạt ICE 300MW.
Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia, Năng lượng Wärtsilä Việt Nam
Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia, Năng lượng, Wärtsilä Việt Nam.

Theo ông Phạm Minh Thành, ngoài xây dựng nhà máy trên bờ còn có thể xây dựng các nhà máy nổi trên mặt nước. Wärtsilä sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện và liên tục cho nhà máy ICE. Trung tâm hỗ trợ từ xa của Wärtsilä sẽ tiếp nhận dữ liệu được gửi tới từ các nhà máy điện và các chuyên gia sẽ giúp khắc phục sự cố.

Nhà máy điện ICE nổi.
Nhà máy điện ICE nổi.
Bà Malin Östman, Giám đốc Phát triển Dự án & Thị trường, Wärtsilä Singapore.
Bà Malin Östman, Giám đốc Phát triển Dự án & Thị trường, Wärtsilä Singapore.

Bà Malin Östman chia sẻ: "Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ trong việc lập cấu trúc dự án và tìm nguồn tài chính cho dự án. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tham gia phát triển các nhà máy điện độc lập (IPP) sử dụng công nghệ của Wärtsilä. Chúng tôi có thể là thành viên trong tổ hợp nhà đầu tư hoặc hỗ trợ phát triển dự án".

Minh Đức

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc