Đổi mới hoạt động và kinh doanh báo chí trước thách thức của truyền thông xã hội
![]() |
Toàn cảnh chương trình hội thảo |
Tham dự hội thảo có ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Lê Đức Sáo, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê; ông Trương Trí Vĩnh, Giám đốc điều hành Tạp chí Nhà quản lý; ông Lê Văn Phúc, Đại diện Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định rằng, trước mắt, phải quyết liệt ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng tung tin giả, bởi vấn nạn ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Thực tế này không chỉ yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, đòi hỏi trách nhiệm từ chính cơ quan báo chí và nhất là các nhà báo, bởi chỉ một dòng tút của nhà báo cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cá nhân hay tổ chức, từ đó thông tin lan truyền, khó kiểm soát trên mạng xã hội, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch tấn công ngược, gây hoang mang dư luận. Do đó, người dùng mạng xã hội cũng cần có kỹ năng và có trách nhiệm cao với mỗi hoạt động của mình, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử, tránh bị cả tin, lôi kéo và mắc bẫy các đối tượng xấu.
Để phát huy vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tin giả, cơ quan báo chí phải đi đầu và có trách nhiệm cung cấp thông tin nhanh nhạy song trung thực, chính xác. Khi không còn niềm tin và hiểu rõ bản chất tin tức vô căn cứ trên mạng xã hội, người dân sẽ đặt niềm tin vào các kênh thông tin chính thức để xác minh thông tin họ quan tâm. Do đó, người làm báo luôn phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết, có vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng và hình thành dư luận xã hội.
![]() |
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Một điều đáng nói là, khi truyền thông xã hội, sẽ tạo ra một nguồn thông tin đa dạng và phong phú cho báo chí truyền thông xã hội rất nhanh, nhưng lại bị hạn chế bởi khả năng theo đuổi sự kiện đến cùng, do đó, khó có thể tạo thành chum hoặc chuỗi tin, bài vừa có sức nặng vừa có giá trị cao. Đặc biệt, vấn nạn tin giả trên mạng xã hội hiện nay đang hoành hành khắp nơi, tác động rất lớn đến tâm lý chung của công chúng khiến các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan báo chí lúng túng trong xử lý thông tin. Tin giả đang được ví như một dịch bệnh và là môi trường thuận lợi để chúng lan truyền nhanh hơn nhiều lần chính là mạng xã hội”.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng đã trình bày các tham luận liên quan đến các vấn đề như: Chuyển dịch thị trường báo chí Việt Nam trong bối cảnh xã hội thông tin và vấn nạn tin giả; Tái tạo kênh phân phối - báo chí như một loại hàng hóa; Cơ quan báo chí thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới của kinh doanh báo chí và sức ép từ mạng xã hội; Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của báo chí trong bối cảnh nhiễu thông tin trên mạng xã hội.
Quang Hưng
-
Trẻ em - Nạn nhân của những thông tin xấu độc
-
Doanh nhân và vấn nạn tin đồn, tin giả
-
Ra mắt cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
-
Xử lý nghiêm hành vi cố ý thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch
-
Tăng cường công tác tuyên truyền và xử lý tin giả, tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch Covid-19
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư tạo thêm động lực và nguồn cảm hứng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới
-
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi)