Deutsche Bank dự đoán một kỷ nguyên rối loạn toàn cầu

08:00 | 16/09/2020

|
(PetroTimes) - Theo Deutsche Bank, kỷ nguyên toàn cầu hóa kéo dài từ năm 1980 sắp kết thúc, đang được thay thế bằng chiến tranh lạnh Mỹ - Trung do sự trỗi dậy, cạnh tranh vị thế bá chủ của Mỹ từ phía Trung Quốc, trong khi đó, căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung sẽ xấu đi, tỷ lệ thuận với sự gia tăng trọng lượng của nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo dầu có thể rớt xuống 25 USD/thùngNgân hàng Trung ương Nga cảnh báo dầu có thể rớt xuống 25 USD/thùng
Dư thừa nguồn cung khiến nhu cầu thuê tàu trữ dầu lại tăng đột biếnDư thừa nguồn cung khiến nhu cầu thuê tàu trữ dầu lại tăng đột biến
Fitch dự báo kinh tế toàn cầu 2021Fitch dự báo kinh tế toàn cầu 2021
5951-the-age-of-disorder

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, GDP Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong thập kỷ này. Và khi khoảng cách giữa hai cường quốc kinh tế đối thủ càng thu hẹp thì nguy cơ xảy ra chiến tranh càng cao. Lịch sử 500 năm cuối cho thấy, 12/16 lần rượt đuổi như vậy đã dẫn đến chiến tranh, lần cuối là chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũ.

Cuộc đối đầu Mỹ - Trung sẽ tiếp tục diễn ra không phụ vào kết quả bầu cử tổng thống tháng 11 tới cùng với những biểu hiện như: bổ sung hàng rào thuế quan, trừng phạt, phong tỏa tài sản, cấm chuyển giao công nghệ. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc hình thành các phe (khối quốc gia vùng ảnh hưởng) đứng đầu bởi Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á sẽ đi vào quỹ đạo của Trung Quốc, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc nghiêng về phe Mỹ. Trung Quốc, Nga, EU và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông và châu Phi. Trên thực tế, Mỹ đang nỗ lực hòa giải các quốc gia Ả-rập với Israel (UAE, Bahrain).

Ngoài ra, Deutsche Bank nhận định kỷ nguyên mới có thêm những đặc trưng sau đây:

  • Có khả năng kinh tế EU sau đại dịch Covid-19 sẽ vẫn trong tình trạng trì trệ cùng viễn cảnh chia rẽ chính trị;
  • Nợ công gia tăng và chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân được áp dụng rộng rãi, trở thành một xu hướng tiền tệ mới;
  • Lạm phát có khả năng tăng do chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng;
  • Sự cạnh tranh giữa thế hệ trẻ (sinh sau năm 2000) và thế hệ già ngày càng tăng, cân bằng về số lượng sẽ đạt vào năm 2030 cho phép thế hệ trẻ xác định kết quả bầu cử dân chủ, chuyển mối quan tâm xã hội sang các vấn đề khí hậu. Thuế carbon được coi như thuế nhập khẩu;
  • Cách mạng công nghệ mới được dẫn dắt bởi các phát minh và tiêu chuẩn từ cả hai cường quốc kinh tế Mỹ và Trung Quốc, chi phí cho lĩnh vực R&D theo sức mua của Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ.

Viễn Đông