Đẩy mạnh phát triển thư viện điện tử thời 4.0

09:45 | 10/11/2018

505 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển thư viện điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0”,  nhằm đánh giá thực trạng và xu thế phát triển thư viện điện tử ở Việt Nam hiện nay, xác định những cơ hội và thách thức đặt ra đối với ngành thư viện trong bối cảnh mới.  

Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ VHTT&DL Vũ Dương Thúy Ngà cho hay: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã làm thay đổi phương thức hoạt động trong thư viện. Các Thư viện Việt Nam đã và đang chuyển dịch từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số hiện đại. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng và các thư viện. Thư viện điện tử đã tạo ra cơ hội tiếp cận vốn tài liệu và nguồn lực thông tin, không bị giới hạn về không gian và thời gian. Người đọc không cần đến thư viện vẫn khai thác được nguồn tài liệu với máy tính/ trang thiết bị thông minh có kết nối Internet.

day manh phat trien thu vien dien tu thoi 40

Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ VHTT&DL Vũ Dương Thúy Ngà phát biểu tại hội thảo

Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy việc xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam, Bộ VHTTDL tổ chức “Hội thảo Phát triển thư viện điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và những người hoạt động thực tiễn cùng trao đổi để xác định được các cơ hội, thách thức các kinh nghiệm và giải pháp phát triển thư viện điện tử, nâng cao năng lực cho các thư viện trong bối cảnh mới”.

Với sự phát triển của công nghệ, vị thế và vai trò của thư viện cũng gia tăng. Thư viện đã và đang mang đến cho người đọc những cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở. Tài nguyên thông tin mà thư viện xây dựng, phát triển đã tạo ra cho bạn đọc khả năng tiếp cận vượt ra ngoài phạm vi của các bức tường thư viện. Cùng với việc xây dựng bộ sưu tập các tài liệu in, tài liệu đa phương tiện, nhiều thư viện đã chủ động thu thập dữ liệu, tài liệu số; xây dựng các chính sách để truy cập, chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu. Đồng thời, tiến hành xử lý, lưu trữ và bảo tồn, quản lý dữ liệu; truyền thông, tổ chức cho mọi người, mọi đối tượng bạn đọc sử dụng.

Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 bên cạnh việc tạo ra nhiều cơ hội cũng đặt ra cho ngành thư viện không ít thách thức phải vượt qua. Nếu không đổi mới phương thức hoạt động, các thư viện sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách so với cộng đồng thư viện thế giới.

Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà lưu chia sẻ, trước khi có cách mạng công nghiệp 4.0, nguy cơ này đã đặt ra với ngành thư viện, đặc biệt là thư viện ở Việt Nam trước tốc độ đổi mới của khoa học công nghệ. Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện, tốc độ thay đổi của công nghệ sẽ còn cao hơn. Với thực tế đó, các thư viện không thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ và phương thức hoạt động thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu vắng bạn đọc và không thể hoàn thành sứ mệnh của mình là cung cấp thông tin và tri thức một cách hiệu quả.

day manh phat trien thu vien dien tu thoi 40
Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề quan trọng như: nhận dạng tác động, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động thư viện nói chung và thư viện điện tử nói riêng; thực trạng thư viện điện tử ở Việt Nam: điểm mạnh, điểm yếu và xác định giải pháp đột phá nhằm phát triển thư viện điện tử, tài liệu số đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0; vấn đề bản quyền trong thư viện điện tử; sự phối hợp, tương tác giữ thư viện, các NXB, nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho các thư viện nhằm hình thành thư viện điện tử với các tiện ích thân thiện, thuận lợi cho người sử dụng; kinh nghiệm và mô hình thư viện điện tử tiên tiến tại Việt Nam và nước ngoài; đề xuất các nội dung cần quy định về thư viện điện tử trong Luật Thư viện và các văn bản quản lý Nhà nước.

Thông qua diễn đàn này, Ban tổ chức sẽ thu nhận những dữ liệu, cứ liệu thông tin để góp phần xây dựng định hướng chính sách cho vấn đề quản lý và phát triển thư viện điện tử, thư viện số ở Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ để góp phần hoàn thiện Dự thảo luật Thư viện mà chúng ta sắp trình lên Chính phủ và Quốc hội trong thời gian tới.

N.H (T/h)

day manh phat trien thu vien dien tu thoi 40“Giải phóng Thủ đô - Mốc son lịch sử" qua tư liệu sách, báo
day manh phat trien thu vien dien tu thoi 40Khai trương Thư viện Văn hóa thiếu nhi Việt Nam
day manh phat trien thu vien dien tu thoi 40Thư viện của phố phường

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps