Đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phòng dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2021
Theo đó, nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021 được dự báo gia tăng tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông và dịch vụ vận tải.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Aan toàn Giiao thông (ATGT) quốc gia, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân không lái xe sau khi đã uống rượu, bia, rửa tay đúng cách và mang khẩu trang khi tham gia giao thông...
Vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng đi lại trong dịp nghỉ Tết và dự Lễ hội xuân. Cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong dịp Tết và tại khu vực diễn ra Lễ hội xuân trong các bản tin thời sự. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàcơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện phổ biến và yêu cầu người lao động, học sinh, sinh viên tự giác chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông; chủ động phối hợp với các đơn vị vận tải tổ chức bán vé tàu xe trực tiếp cho công nhân, sinh viên và người lao động; bố trí thời gian phù hợp để người lao động, sinh viên nghỉ Tết và trở lại làm việc, học tập, giảm áp lực giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy; đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi nhiệm vụ và người dân.
Cương quyết ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ. Tiến hành kiểm tra việc thưc hiện quy định pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, an toàn giao thông tại bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch, trên các tuyến, luồng đường thủy phức tạp.
Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là tại các đầu mối giao thông chính, trên phương tiện vận tải hành khách công cộng cũng như đội ngũ người điều khiển và nhân viên phục vụ trên phương tiện.
Có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo an toàn phòng dịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện; giảm thiểu tối đa tình trạng chậm, hủy chuyến; xử lý nghiêm tình trạng tăng giá vé trái quy định. Cương quyết không để phương tiện vận tải, người điều khiển, nhân viên phục vụ và hành khách không tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 tham gia giao thông.
Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra; rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, thiết bị cảnh báo phản quang tại các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chủ động mở trạm, tạm dừng thu phí để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông; xử phạt nghiêm đối với các phương tiện không đủ điều kiện đi vào cửa thu phí điện tử không dừng. Các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng, tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng; hoàn thành công tác nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm, trong đô thị và trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước 30/1/2021. Có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông; bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Tết trên các tuyến trục chính ra vào trung tâm TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông trọng điểm (nhà ga, sân bay, bến cảng…) và khu vực tổ chức Lễ hội xuân.
Các Sở Y tế và cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước thực hiện ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và nguồn máu dự phòng, dịch truyền để đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cấp cứu, điều trị nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người.
Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm Covid-19 tại các đầu mối giao thông và trên phương tiện vận tải công cộng. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng thiếu kiểm soát trong phòng, chống dịch Covid-19, dẫn đến làm lây nhiễm dịch bệnh trên các phương tiện giao thông hoặc địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự ATGT, phối hợp giải quyết, khắc phục kịp thời các sự cố, tai nạn giao thông; niêm yết đầy đủ các thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng…) và trên các phương tiện vận tải công cộng.
Xuân Hinh
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga