Đại biểu Quốc hội: Tại sao không dám nói tên người mua điểm thi
Chiều 18/4, bên lề phiên họp Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình cho VnExpress biết, thứ ba (ngày 23/4), Ủy ban sẽ làm việc với Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Công an về bê bối gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.
"Tôi rất muốn biết chuyện gì đang xảy ra và tại sao Bộ Giáo dục lại không dám nói. Luật hiện hành đã quy định xử lý cả 3 đối tượng gồm người tổ chức, người tham gia và người hưởng thụ, vậy tại sao lại không làm được?", ông Bình băn khoăn.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục cho biết, ông muốn tại cuộc họp này, Bộ Giáo dục phải nói ra hết những vướng mắc để từ đó tìm cách giải quyết. Để Bộ không ngại ngần thông tin, cuộc họp sẽ được tổ chức kín, không mời báo chí.
![]() |
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Phan Thanh Bình. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội |
Trước đó, trả lời VnExpress, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị phải công khai danh tính phụ huynh dùng quyền, dùng tiền để mua điểm thi cho con. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng phụ huynh nếu đưa tiền để sửa điểm sẽ bị xử lý về tội Đưa hối lộ, theo quy định tại điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu không dùng tiền mà dùng ảnh hưởng, chức quyền sẽ có tội danh tương ứng.
"Hành vi can thiệp dưới bất cứ hình thức nào để điều chỉnh điểm thi đều có tính chất tham nhũng, hối lộ, nhất là việc sửa điểm để đủ điều kiện xét tuyển vào khối công an, quân đội - những ngành tuyển sinh đồng thời tuyển dụng", bà Hoa nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đánh giá: "Dùng tiền để mua điểm, mua cơ hội cho con em là hành vi không thể chấp nhận về mặt đạo đức và có dấu hiệu của tội Đưa hối lộ. Cơ quan chức năng cần làm rõ để xử lý, tùy theo mức độ vi phạm".
![]() |
222 thí sinh gian lận bị xử lý như thế nào (click vào biểu đồ để xem chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành |
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La xảy ra gian lận điểm thi. Công an xác định có 114 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm và đã trả về điểm thực trước mùa xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2018. 64 em ở Hòa Bình và 44 em ở Sơn La được nâng điểm. Rất nhiều người trong số này đã nhập học tại các trường công an, quân đội, y khoa. Theo quy chế, điểm chấm thẩm định là điểm chính thức của thí sinh, được sử dụng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Trong khi chờ cơ quan công an làm rõ sai phạm của thí sinh, nếu đủ điểm vào các trường đại học, những em này được tiếp tục học. Nếu xác định rõ sai phạm, thí sinh sẽ bị xử lý. Hiện 16 cán bộ liên quan đến sai phạm thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đã bị khởi tố, bắt giam. |
Theo VNE
-
Đại biểu Quốc hội tán thành cao việc cần cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
-
Đại biểu đề nghị làm rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước
-
Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp
-
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật quan trọng
-
Các khoản chi phí thực hiện an sinh xã hội nên được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025