Cựu Thủ tướng Israel tiết lộ lời hứa của ông Putin về chiến sự Ukraine
![]() |
![]() |
![]() |
Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một chuyến thăm Nga hồi tháng 10/2021 (Ảnh: GPO). |
Trả lời phỏng vấn một nhà báo trong nước cuối tuần qua, cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết ông đã nhận được cam kết từ Tổng thống Putin nhân chuyến thăm bí mật của ông đến Moscow hồi tháng 3 năm ngoái. Ông Putin đảm bảo, mạng sống của Tổng thống Zelensky sẽ không bị đe dọa.
"Tôi hỏi: Ngài có ý định sát hại ông Zelensky hay không. Ông ấy nói: Tôi sẽ không sát hại Zelensky", ông Bennett kể lại đoạn trao đổi với chủ nhân Điện Kremlin hồi tháng 3 năm ngoái.
Cựu Thủ tướng Bennett cho biết, ông đã hỏi lại ông Putin rằng: "Tôi cần phải hiểu rõ hơn. Có phải ông đang hứa sẽ không sát hại Tổng thống Zelensky đúng không". Tổng thống Putin một lần nữa khẳng định lại câu trả lời của mình.
Ông Bennett kể lại, trên đường đến sân bay Moscow sau chuyến công du, ông đã gọi điện để thông báo điều này cho Tổng thống Zelensky. "Chắc chắn 100% ông ấy sẽ không sát hại ngài", cựu Thủ tướng Israel nói.
Nga và Ukraine hiện chưa bình luận về những thông tin trên.
Theo ông Bennett, nhà lãnh đạo Ukraine cũng cam kết sẽ từ bỏ ý định thúc đẩy Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Đây là những bước đi lớn của mỗi bên. Những nhượng bộ lớn. Xung đột nổ ra vì tham vọng gia nhập NATO của Ukraine và Ông Zelensky đã tuyên bố sẽ từ bỏ… Tôi có cảm nhận rằng hai bên đều rất muốn ngừng bắn", cựu Thủ tướng Bennett nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông cho biết, những vấn đề còn tồn đọng khiến hai bên khó đi đến hòa đàm là câu hỏi liên quan đến lãnh thổ, gồm số phận của Donbass (miền Đông Ukraine), bán đảo Crimea và các đề nghị của Kiev về cam kết đảm bảo an ninh cho nước này. Nga bác ý tưởng các nước phương Tây cam kết an ninh cho Ukraine bởi vì điều đó "không khác nhiều việc Ukraine gia nhập NATO".
Về phần mình, ông Bennett đề xuất với Tổng thống Zelensky về một mô hình an ninh giống của Israel, nghĩa là không cần cam kết an ninh của bất cứ bên nào, thay vào đó xây dựng một quân đội mạnh, độc lập.
Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2/2022 với tuyên bố nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" quốc gia láng giềng. Theo giới quan sát, chiến dịch quân sự của Moscow nhằm đáp lại việc NATO mở rộng hiện diện quân sự gần biên giới Nga, cảnh báo tham vọng của Ukraine gia nhập liên minh này.
Ở giai đoạn đầu xung đột, Tổng thống Zelensky gần như không xuất hiện trước công chúng, chỉ thường xuyên phát biểu khích lệ quân đội và kêu gọi phương Tây hỗ trợ từ địa điểm bí mật. Sau này, khi Ukraine ngăn chặn thành công nỗ lực của Nga nhằm bao vây thủ đô Kiev, ông Zelensky mới xuất hiện nhiều hơn và tiếp đón các lãnh đạo châu Âu đến thăm.
Theo Dân trí
-
Những đội trực thăng đặc biệt của Ukraine
-
Ông Medvedev gợi ý tên gọi mới cho Ukraine
-
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
-
Kinh tế Liên minh châu Âu năm 2022 và triển vọng năm 2023
-
Tình báo Mỹ dự đoán cục diện xung đột Nga - Ukraine năm 2023
-
Chuyên gia lý giải vì sao "vũ khí" mùa đông không giúp Nga tạo bước ngoặt
- Toshiba, tượng đài nước Nhật sụp đổ vì các vụ bê bối
- Sửa chữa Nord Stream 1: Nên hay không?
- Tunisia mở màn cuộc chiến chống tham nhũng trong công ty dầu mỏ nhà nước
- Algeria mời chào các công ty năng lượng Mỹ
- Sự ủng hộ quốc tế với Nga hiện giờ ra sao?
- Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
- Hai vấn đề tranh cãi "đốt nóng" quan hệ Mỹ - Trung
- Chiến lược mới về năng lượng mặt trời của Đức
- Mỹ quyết giải mật thông tin tình báo về nguồn gốc Covid-19
- Tổng hợp diễn biến tại Diễn đàn năng lượng toàn cầu CERAWeek, Mỹ
- Mỹ đăng ảnh siêu máy bay "bóng ma bầu trời" trị giá gần 700 triệu USD
- Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream