Cựu Thủ tướng Đức Schroeder rời khỏi hội đồng quản trị Rosneft
![]() |
Nghị viện châu Âu đã kêu gọi đưa ông Gerhard Schroeder, 78 tuổi, vào danh sách đen hôm thứ Năm trừ khi ông rời khỏi Hội đồng quản trị của Rosneft, một biện pháp cũng nhằm ngăn cản ông tiếp tục đảm nhận một vị trí cấp cao trong Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, nơi ông đã được bổ nhiệm.
Đức đã đóng cửa văn phòng của ông Schroeder vào hôm thứ Tư tuần này sau sự phẫn nộ của công chúng về việc ông tiếp tục tham gia vào ngành năng lượng của Nga bất chấp các hành động của Nga ở Ukraine và việc ông từ chối lên án Tổng thống Vladimir Putin, người mà ông coi là bạn thân.
Rosneft cho biết trong tuyên bố của mình, "Chúng tôi đánh giá cao quyết định của hai ông Schroeder và Warnig và cảm ơn họ đã hỗ trợ không ngừng".
Ông Schroeder, người từng giữ chức Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến 2005, là người ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới biển Nord Stream 2 để cung cấp khí đốt của Nga cho Đức, và đã phục vụ trong hội đồng quản trị của Rosneft từ năm 2017.
Sáu nguồn tin nói với Reuters hôm thứ Năm tuần này rằng 5 Phó Chủ tịch nước ngoài của Rosneft cũng đã rời đi, ngay trước khi vòng trừng phạt mới nhất của EU đối với Nga có hiệu lực vào ngày 15/5.
Ông Schroeder đứng đầu ủy ban cổ đông của Nord Stream AG, công ty vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 1 nối Nga với Đức dưới Biển Baltic, và là chủ tịch hội đồng quản trị của Nord Stream 2 AG, một dự án đường ống dẫn khí thứ hai đã bị đóng băng bởi Đức sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Ông Warnig, người từng phục vụ trong lực lượng mật vụ Đông Đức, Stasi, cùng thời gian ông Putin làm việc ở đó cho KGB của Liên Xô, điều hành Nord Stream AG cho đến năm 2016.
Ông trở thành giám đốc điều hành của Nord Stream 2 vào năm 2015. Warnig bị Mỹ đặt vào lệnh trừng phạt vào ngày 23 tháng 2.
Nord Stream AG đã xác nhận rằng ông Schroeder vẫn luôn giữ chức vụ tại công ty.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Canada lần đầu xuất khẩu LNG sang châu Á
-
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
-
Nga xem xét sử dụng khí đốt dư thừa cho các trung tâm dữ liệu AI
-
Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?
-
Phân tích lộ trình “cai” dầu khí Nga của châu Âu sau 3 năm xung đột ở Ukraine
-
Ngành năng lượng toàn cầu đứng trước yêu cầu chuyển đổi cấp bách
-
Các chuyên gia dự báo gì về cuộc họp OPEC+ sắp tới?
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Xung đột Israel - Iran: Hồi chuông cảnh tỉnh châu Á về sự phụ thuộc dầu mỏ từ Trung Đông