Con đường trở thành cường quốc vùng cực Bắc của Trung Quốc (Phần II)

15:00 | 23/08/2020

|
(PetroTimes) - Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã nhiều lần thảo luận về khả năng hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của Tuyến hàng hải phương Bắc và phát triển chung "Con đường tơ lụa trên băng".
con duong tro thanh cuong quoc vung cuc bac cua trung quoc phan iiTrung Quốc công bố kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo ở đảo Hải Nam đến năm 2035
con duong tro thanh cuong quoc vung cuc bac cua trung quoc phan iiKế hoạch khai thác thương mại nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc liệu có thành hiện thực?

Tìm kiếm các quyết định cùng có lợi

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã nhiều lần thảo luận về khả năng hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của Tuyến hàng hải phương Bắc và phát triển chung "Con đường tơ lụa trên băng". Điều này dự kiến sẽ góp phần vào sự phát triển của khu vực Đông Bắc Trung Quốc và vùng Viễn Đông của Nga, cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và châu Âu.

con duong tro thanh cuong quoc vung cuc bac cua trung quoc phan ii

Các quan chức Nga đề nghị các đối tác Trung Quốc hợp tác phát triển Tuyến hàng hải phương Bắc, vốn được xem là "Con đường tơ lụa trên băng" đối với Trung Quốc, thông qua các khoản đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển dọc tuyến hàng hải này. Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm đến việc tài trợ cho việc xây dựng cảng nước sâu ở tỉnh Arkhangelsk. Tuy nhiên, mong muốn của Trung Quốc trong việc phát triển vận tải thương mại dọc theo Tuyến Tuyến hàng hải phương Bắc đến nay tạm thời dừng ở đó cho đến khi phía Nga mở cửa hơn cho các công ty nước ngoài tham gia lĩnh vực này. Năm 2017, phía Nga đã sửa đổi Bộ luật về vận tải biển, chỉ cho phép các tàu vận tải trong nước tham gia vận tải dầu, khí đốt và than trên tuyến đường biển này. Điều này nhằm khuyến khích các công ty Nga tham gia nhiều hơn vào hoạt động vận tải biển dọc Tuyến Tuyến hàng hải phương Bắc và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Về vấn đề này, các công ty Trung Quốc có ý định tham gia thực hiện các dự án kinh tế ở Bắc Cực đang thảo luận xem, liệu sự tham gia của họ sẽ dừng lại ở mức độ đầu tư hay rộng hơn - thông qua các thỏa thuận nhượng quyền.

Hạm đội "Snow Dragon"

Tuyến đường hàng hải phương Bắc được coi là một yếu tố quan trọng trong việc đa dạng hóa các tuyến đường thương mại trên biển của Trung Quốc. Tiếp tục công cuộc chinh phục Bắc Cực, Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu phá băng. Trong năm 2019, tàu phá băng Snow Dragon-2 đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Lượng choán nước của tàu là 14.000 tấn; khả năng hoạt động độc lập của tàu trong điều kiện băng giá là 60 ngày; thủy thủy đoàn gồm 90 người. Dự án này được phát triển ở Phần Lan bởi công ty công nghệ Aker Arctic Technology. Cho đến nay, Trung Quốc có hai tàu phá băng, trong đó tàu phá băng đầu tiên Snow Dragon-1 được chuyển đổi từ tàu chở hàng vào năm 2012. Con tàu này đã đi dọc theo Tuyến đường hàng hải phương Bắc trong khuôn khổ chương trình thám hiểu quy mô tới Bắc Cực kéo dài 90 ngày.

con duong tro thanh cuong quoc vung cuc bac cua trung quoc phan ii

Năm 2018, Học viện Khoa học Quốc phòng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc thông báo có kế hoạch sử dụng tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân để nghiên cứu vùng cực. Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSI) đã bắt đầu phát triển công nghệ thiết kế tàu phá băng hạt nhân lớp Bắc Cực. Bên cạnh đó tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cũng thông báo đấu thầu xây dựng một tàu phá băng hạt nhân theo đơn đặt hàng của công ty phát triển năng lượng hạt nhân hải dương (Maritime Nuclear Power Development) - liên doanh giữa CNNC và Công ty điện lực Thượng Hải.

Trong phòng thí nghiệm của Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân.

Trung Quốc cũng tích cực tham gia vào các công trình khoa học về sự phát triển của Bắc Cực. Theo Tân Hoa xã, một phòng thí nghiệm chung Nga - Trung đã được khánh thành tại Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân vào năm 2019, chuyên nghiên cứu công nghệ và thiết bị thăm dò vùng cực. Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân là một trong những cơ sở nghiên cứu lớn nhất Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu hoạt động ở vùng cực và kỹ thuật hàng hải; đồng thời là thành viên của Liên minh các Phòng thí nghiệm khoa học Bắc Cực. Các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc hợp tác với các đồng nghiệp Nga trong nghiên cứu các lĩnh vực vận tải, năng lượng tại các khu vực khắc nghiệt trên thế giới và nghiên cứu khoa học tại vùng cực. Kết quả nghiên cứu chung sẽ góp phần hình thành các cụm công nghiệp đặc thù, chuyên sản xuất các thiết bị kỹ thuật biển và phần mềm chuyên dụng.

Trên cơ sở các điều kiện cùng có lợi

Lý do chính khiến các quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung Quốc quan tâm đến khu vực Bắc Cực là các nguồn tài nguyên khổng lồ tại đây. Cơ quan khảo sát Địa chất Mỹ ước tính rằng 13% lượng dầu và 30% lượng khí thiên nhiên chưa được khám phá trên thế giới nằm ở Bắc Cực với trữ lượng khí thiên nhiên lớn nhất tập trung ở khu vực Bắc Cực thuộc Nga.

Hiện nay, Nga cần năng lực và công nghệ công nghiệp của Trung Quốc, còn Trung Quốc cần nguồn cung dầu khí của Nga. Cả hai bên đều quan tâm đến việc phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế miễn là sự hợp tác ở Bắc Cực đáp ứng được lợi ích của cả hai nước và không tạo ra sự phụ thuộc quá mức vào nhau. Quá trình hợp tác sẽ tiếp tục phát triển, song song với giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo các chuyên gia Nga, số lượng các công ty Trung Quốc ở khu vực Bắc Cực thuộc Nga dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới. Sự tương tác này sẽ mang lại lợi ích cho ai, thời gian sẽ cho câu trả lời.

Bài nghiên cứu sử dụng tư liệu của Cơ quan CDU TEK, Bộ Năng lượng Nga.

Phạm TT