Cơn ác mộng lạm phát và "vết nứt" trong lòng châu Âu

13:10 | 13/09/2023

94 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại các nền kinh tế phát triển của châu Âu, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tiếp tục vượt xa mức tăng lương. Đức, đầu tàu kinh tế của khu vực này hàng thập kỷ qua, cũng đang "nóng" vì lạm phát.

"Lạm phát tham lam"

Lạm phát tiếp tục hoành hành ở châu Âu. Theo ước tính, khoảng 50% mức tăng giá ở châu Âu bắt nguồn từ việc các công ty địa phương chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng hoặc do hiệu ứng tăng giá theo lạm phát.

Đầu năm nay, Cơ quan cạnh tranh và thị trường Anh đã đưa một số chuỗi siêu thị lớn như Asda, Sainsbury's và Tesco vào danh sách theo dõi vì bị cáo buộc trục lợi trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Các doanh nghiệp này sau đó đã được gỡ bỏ cáo buộc, nhưng vẫn có quan điểm cho rằng giá cao hơn là do lạm phát tham lam, xảy ra khi doanh nghiệp tìm cách tăng giá để tăng lợi nhuận.

Cơn ác mộng lạm phát và vết nứt trong lòng châu Âu - 1
Lạm phát giá thực phẩm tại châu Âu cao hơn ở Mỹ và Nhật Bản (Ảnh: OECD).

Lạm phát cao từ lâu đã là điều xa lạ đối với các nền kinh tế phát triển, nhưng gần đây cả Mỹ và châu Âu đều phải trải qua những đợt giá cả tăng vọt. Trong khi lạm phát đang giảm ở Mỹ thì tại châu Âu giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Trong tháng 7, giá tiêu dùng thực phẩm và các sản phẩm khác đã tăng hơn 10% ở Đức và tăng hơn 14% ở Anh.

Các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng khiến lạm phát tăng. Trong một phân tích kết quả hàng năm của 70 công ty sản xuất và bán lẻ thực phẩm ở châu Âu, chuyên gia tư vấn quản lý Oliver Wyman nhận ra rằng EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) đã tăng 11% tại các hãng bán lẻ thực phẩm và 12% tại các nhà sản xuất trong năm 2022 phần lớn là do doanh thu tăng.

Một phân tích gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho rằng lạm phát không kiểm soát được là do "lòng tham" của các doanh nghiệp. Theo IMF, năm 2022, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp đóng góp tới 45% lạm phát ở châu Âu.

Đức, từng là động lực tăng trưởng chính của châu Âu, có thể sắp phải đối mặt với một đợt suy thoái mới khi lĩnh vực sản xuất cực kỳ quan trọng của nước này tiếp tục suy yếu.

Dữ liệu gần đây cho thấy, sau giai đoạn trì trệ kể từ cuối năm ngoái, sản lượng của Đức có thể sẽ thu hẹp trong quý này do các nhà máy của nước này phải đối mặt với chi phí năng lượng cao hơn và sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng.

Các số liệu thống kê mới đây cho thấy, lạm phát ở Đức đang "nóng" hơn so với hầu hết các nước láng giềng tại châu Âu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn nhiều so với mức trung bình 5,3% của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Để kiềm chế giá cả tăng cao, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất cơ bản lên mức cao lịch sử 3,75%, và được dự báo sẽ còn thắt chặt hơn nữa. Tuy nhiên, chi phí đi vay cao hơn đã ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực xây dựng nhà ở của Đức.

Cơn ác mộng lạm phát và vết nứt trong lòng châu Âu - 2
Đức, từng là động lực tăng trưởng chính của châu Âu, có thể sắp phải đối mặt với một đợt suy thoái mới (Ảnh: Unsplash).

Một cuộc khảo sát của Viện kinh tế Ifo hồi tháng trước cho thấy, hơn 40% số công ty xây dựng được hỏi đã ghi nhận tình trạng thiếu đơn đặt hàng, vượt xa mức 10,8% của cùng kỳ năm ngoái.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Đức sẽ suy giảm 0,3% trong năm nay, so với mức tăng trưởng trung bình 0,9% của 20 quốc gia thuộc Eurozone. Đức cũng được dự báo sẽ là nền kinh tế duy nhất trong nhóm (G7) có GDP suy giảm trong năm 2023.

Theo cơ quan thống kê Đức, doanh số bán tại các cửa hàng và cửa hàng trực tuyến giảm trong tháng 7. Doanh số bán hàng 7 tháng đầu năm nay giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, các hộ gia đình giảm tiêu thụ thực phẩm do giá tăng vọt, lượng thực phẩm mà họ mua giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gặp khó khăn do nhu cầu trong nước giảm, các nhà sản xuất Đức cũng chịu áp lực ở thị trường nước ngoài. Vào tháng 7, các doanh nghiệp trong nước đã bán lượng hàng hóa trị giá 130,4 tỷ euro cho phần còn lại của thế giới, tiếp tục giảm so với tháng 6.

Các nhà sản xuất Đức cũng đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt hơn đến từ các đối tác Trung Quốc, trong những ngành công nghiệp mà họ từng thống trị, như lĩnh vực ô tô.

Viễn cảnh ảm đạm

Do suy giảm sản lượng sản xuất, xuất khẩu và bán lẻ trong tháng 7, nền kinh tế Đức chỉ có thể thoát khỏi đà giảm trong quý hiện tại nếu như chứng kiến đà hồi phục trong cả tháng 8 và tháng 9. Tuy nhiên, một số khảo sát kinh doanh cho thấy hoạt động nhà máy ở Đức vẫn suy yếu.

Theo cuộc khảo sát mà S&P Global thực hiện với các quản lý thu mua, sản lượng nhà máy trong tháng 8 hiện giảm mạnh hơn bất kỳ tháng nào kể từ tháng 5/2020. Cũng có nhiều tín hiệu mới cho thấy sự suy giảm kéo dài đã lan sang những khu vực khác của nền kinh tế.

Cơn ác mộng lạm phát và vết nứt trong lòng châu Âu - 3
(Ảnh: Unsplash).

Chia sẻ với Wall Street Journal, Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế đến từ Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho rằng: "Tia hy vọng cuối cùng là lĩnh vực dịch vụ có thể tiếp tục mang lại sự ổn định nhất định cho nền kinh tế nói chung. Nhưng sự lạc quan này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, bởi lĩnh vực này sẽ tiếp tục thu hẹp trong thời gian tới".

"Tình trạng nhu cầu hiện tại chỉ có thể được mô tả là ảm đạm", nhà kinh tế học Stefan Chilbe đến từ HSBC, nhấn mạnh với Wall Street Journal.

Theo cơ quan thống kê Đức, lượng đơn đặt hàng tại nhà máy giảm gần 12% trong tháng 7, so với tháng trước đó, đảo ngược mức tăng gần đây nhờ nhu cầu thiết bị quốc phòng tăng. Đây là mức giảm lớn nhất trong một tháng, kể từ tháng 4/2020.

Việc các doanh nghiệp cố gắng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng giá là điều tự nhiên, đặc biệt đối với các công ty đại chúng phải chịu áp lực từ cổ đông. Tuy nhiên, các công ty ở châu Âu đã bị chỉ trích nặng nề vì lương chậm tăng so với mức tăng giá tiêu dùng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), lợi nhuận doanh nghiệp ở Đức đã tăng 24% từ trước đại dịch Covid-19 đến quý đầu năm 2023, trong khi chi phí lao động chỉ tăng 13%. Xu hướng tương tự có thể được quan sát thấy ở hầu hết các nước châu Âu.

Trong tháng 7, doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,7%, tháng tăng thứ 4 liên tiếp và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, doanh số bán lẻ giảm theo năm do thu nhập thực tế giảm.

Cơn ác mộng lạm phát và vết nứt trong lòng châu Âu - 4
(Ảnh: Bloomberg).

Giá thực phẩm cũng tiếp tục tăng ở Nhật Bản. Theo OECD, quốc gia này đã chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,3% trong tháng 7, giá thực phẩm tăng hơn 9%, gần bằng tốc độ tăng ở châu Âu.

Các công ty Nhật Bản từ lâu đã không muốn tăng giá, với nhiều công ty tập trung vào việc cắt giảm chi phí thay vì chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng, nhưng số tiền họ có thể cắt giảm là có giới hạn. Theo OECD, lợi nhuận doanh nghiệp ở Nhật Bản tăng 4% từ quý cuối năm 2019 đến quý đầu năm nay nhưng tiền lương chỉ tăng nhẹ.

Đà tăng trưởng thu nhập yếu ở Nhật Bản và giá cả đã dẫn đến khoảng cách sức mua ngày càng lớn so với các nước khác, khiến nước này trở thành nơi mua sắm "rẻ" đối với du khách nước ngoài. Hành vi ít "tham lam" hơn của các công ty Nhật Bản có thể đã giúp chi tiêu hộ gia đình tăng lên, nhưng tiền lương vẫn bị giữ ở mức thấp.

Theo Dân trí

Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc?Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc?
Ác mộng lạm phát tại châu Âu: Khi thực phẩm sắp hết hạn lên ngôiÁc mộng lạm phát tại châu Âu: Khi thực phẩm sắp hết hạn lên ngôi

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,200 ▼300K 120,200 ▼300K
AVPL/SJC HCM 118,200 ▼300K 120,200 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 118,200 ▼300K 120,200 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,120 ▼260K 11,400 ▼160K
Nguyên liệu 999 - HN 11,110 ▼260K 11,390 ▼160K
Cập nhật: 09/05/2025 16:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
TPHCM - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Hà Nội - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Hà Nội - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Đà Nẵng - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Miền Tây - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Miền Tây - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.500 ▼700K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.500 ▼700K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.300 ▼900K 115.800 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.180 ▼900K 115.680 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.470 ▼900K 114.970 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.240 ▼890K 114.740 ▼890K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.500 ▼680K 87.000 ▼680K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.390 ▼530K 67.890 ▼530K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.820 ▼380K 48.320 ▼380K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.670 ▼830K 106.170 ▼830K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.290 ▼550K 70.790 ▼550K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.920 ▼590K 75.420 ▼590K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.390 ▼620K 78.890 ▼620K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.080 ▼330K 43.580 ▼330K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.860 ▼300K 38.360 ▼300K
Cập nhật: 09/05/2025 16:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,240 ▼50K 11,690 ▼50K
Trang sức 99.9 11,230 ▼50K 11,680 ▼50K
NL 99.99 11,050 ▼50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,050 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,450 ▼50K 11,750 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,450 ▼50K 11,750 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,450 ▼50K 11,750 ▼50K
Miếng SJC Thái Bình 11,820 ▼30K 12,020 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 11,820 ▼30K 12,020 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 11,820 ▼30K 12,020 ▼30K
Cập nhật: 09/05/2025 16:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16109 16375 16960
CAD 18130 18405 19025
CHF 30597 30973 31619
CNY 0 3358 3600
EUR 28530 28798 29827
GBP 33567 33955 34902
HKD 0 3210 3413
JPY 171 175 182
KRW 0 17 19
NZD 0 14998 15589
SGD 19445 19725 20253
THB 700 763 816
USD (1,2) 25713 0 0
USD (5,10,20) 25752 0 0
USD (50,100) 25780 25814 26156
Cập nhật: 09/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,800 25,800 26,160
USD(1-2-5) 24,768 - -
USD(10-20) 24,768 - -
GBP 33,943 34,035 34,949
HKD 3,283 3,293 3,393
CHF 30,766 30,861 31,732
JPY 174.85 175.16 183.01
THB 748.83 758.08 810.84
AUD 16,394 16,453 16,901
CAD 18,410 18,469 18,970
SGD 19,655 19,716 20,330
SEK - 2,621 2,713
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,843 3,976
NOK - 2,447 2,533
CNY - 3,547 3,643
RUB - - -
NZD 14,979 15,118 15,560
KRW 17.22 17.96 19.3
EUR 28,712 28,735 29,966
TWD 778.78 - 942.86
MYR 5,631.14 - 6,356.71
SAR - 6,808.25 7,169.96
KWD - 82,324 87,648
XAU - - -
Cập nhật: 09/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,557 28,672 29,776
GBP 33,746 33,882 34,851
HKD 3,275 3,288 3,394
CHF 30,669 30,792 31,690
JPY 173.90 174.60 181.74
AUD 16,260 16,325 16,854
SGD 19,615 19,694 20,232
THB 763 766 800
CAD 18,311 18,385 18,897
NZD 15,042 15,549
KRW 17.63 19.42
Cập nhật: 09/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25795 25795 26155
AUD 16279 16379 16947
CAD 18305 18405 18962
CHF 30831 30861 31754
CNY 0 3548.5 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28799 28899 29677
GBP 33875 33925 35041
HKD 0 3355 0
JPY 174.86 175.86 182.38
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15112 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19598 19728 20457
THB 0 729.5 0
TWD 0 845 0
XAU 11930000 11930000 12130000
XBJ 11750000 11750000 12000000
Cập nhật: 09/05/2025 16:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,809 25,859 26,170
USD20 25,809 25,859 26,170
USD1 25,809 25,859 26,170
AUD 16,319 16,469 17,533
EUR 28,851 29,001 30,165
CAD 18,255 18,355 19,669
SGD 19,685 19,835 20,645
JPY 175.34 176.84 182.03
GBP 33,973 34,123 34,902
XAU 11,649,000 0 12,051,000
CNY 0 3,434 0
THB 0 765 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 09/05/2025 16:45