Có quyền lạc quan với tình hình kinh tế năm 2021

15:29 | 29/03/2021

308 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết quý I năm 2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4,8% so với cùng kỳ, vượt 3,68% so với quý I năm 2020 bất chấp ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đây là tín hiệu tích cực từ sự phục hồi kinh tế đất nước.

Ngày 29/3, tại họp báo Công bố số liệu thống kê Kinh tế - Xã hội quý I năm 2021 do Tổng cục Thống kê tổ chức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đã nhận định, nhìn chung các ngành sản xuất trong nước không bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp và nhân dân đều thể hiện ý thức và quyết tâm cao trong việc nỗ lực thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Có quyền lạc quan với tình hình kinh tế năm 2021
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương phân tích số liệu thống kê quý I/2021.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, một số điểm sáng đáng ghi nhận trong quý I năm 2021 như khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp tới 8,34% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 6,3%, đóng góp tới 55,96%. Trong đó, công nghiệp chế biến - chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt nền kinh tế với mức tăng trưởng tới 9,45%. Riêng khu vực dịch vụ vẫn có tăng trưởng dương với 3,34%, đóng góp 35,7%. Trong đó, nổi bật là ngành dịch vụ thị trường như bán buôn, bán lẻ tăng trưởng 6,45%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng trưởng 7,35%.

Về cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển biến khá rõ nét trong 3 lĩnh vực kinh tế chính khi nông - lâm nghiệp và thủy sản và công nghiệp xây dựng có sự tăng trưởng so với năm 2020, còn lĩnh vực dịch vụ lại giảm nhẹ so với năm ngoái.

Theo báo cáo quý I về tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn không diễn ra gay gắt như năm 2020 nên năng suất lúa và sản lượng cây lâu năm đạt khá, đàn lợn tiếp tục đà hồi phục, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt đồng thời sản phẩm lâm nghiệp phát triển, thi trường xuất khẩu được mở rộng, giá cả các mặt hàng thủy sản cũng có xu hướng tăng… nên nhìn chung trong quý I năm 2021, bà con nông dân cũng như doanh nghiệp đang “được mùa - trúng giá”.

Về ngành công nghiệp quý I có mức tăng trưởng khá tới 6,5% so với cùng kỳ trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 9,45%, sản xuất phân phối điện ổn định. Riêng ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ nhưng lại có số vốn đăng ký tăng tới 27,5%. Nguyên nhân do có sự gia tăng số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký lớn hơn 100 tỉ đồng (tăng tới 36,8%) và giảm số lượng doanh nghiệp có vố đăng ký dưới 10 tỉ đồng (giảm 3,3%).

Đáng lưu ý là trong 3 tháng qua, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%. Số lượng doanh nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Tổng cục Thống kê đưa ra kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất kinh doanh trong quý II/2021 khả quan hơn quý I/2021 tới hơn 83%.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 3/2021 có xu hướng phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nên tính chung cả quý I/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vận tải hành khách và hoạt động du lịch trong quý I vẫn gặp nhiều khó khăn do hạn chế đi lại và Việt Nam chưa mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế.

Mặc dù ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19 nhưng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nước ta vẫn tăng khi hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại bình thường, đặc biệt là thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, thị trường chứng khoán vẫn tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế quý I tăng trưởng tới 42% so với cùng kỳ.

Có quyền lạc quan với tình hình kinh tế năm 2021
Toàn cảnh họp báo công bố số liệu thống kê Kinh tế - Xã hội quý I năm 2021.

Cùng nhịp với sự sôi động trên thị trường tài chính - chứng khoán, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 507,6 nghìn tỉ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Mức tăng này cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 được Việt Nam kiểm soát thành công. Đáng lưu ý là tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (tính đến ngày 20/3/2021) bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần đạt gần 10,13 tỉ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Trong đó có 234 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,2 tỉ USD - giảm về số lượng dự án nhưng tăng 30,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là động lực quan trọng để việc huy động và sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các quý tiếp theo của năm 2021.

Đánh giá chung về tình hình kinh tế Việt Nam trong quý I/2021, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng sự điều hành tốt và linh hoạt của Chính phủ đã thể hiện những kết quả tích cực khi các ngành sản xuất chủ lực đều có tăng trưởng rõ rệt, các dự án lớn, có hàm lượng công nghệ cao đã tìm đến Việt Nam như một bến đỗ an toàn, lâu dài. Bởi vậy dù áp lực về lạm phát vẫn còn hiện hữu, cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra quyết liệt nhưng chúng ta có quyền tự tin vào những đột phá mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta trong các quý sắp tới của năm 2021.

Thành Công

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (tính đến ngày 20/3/2021) bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần đạt gần 10,13 tỉ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Trong đó có 234 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,2 tỉ USD – giảm về số lượng dự án nhưng tăng 30,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.

Cải thiện chỉ số tự do kinh tế

Cải thiện chỉ số tự do kinh tế

Quỹ Di sản nhận định, thứ bậc xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu Chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.

Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu khi nền kinh tế phục hồi?

Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu khi nền kinh tế phục hồi?

Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế phục hồi do kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, vậy giai đoạn hiện nay nhà đầu tư nên đầu tư vào vàng, cổ phiếu hay trái phiếu?

Châu Á: Sức hút

Châu Á: Sức hút "bí ẩn" với các quỹ đầu cơ

Theo giới chuyên gia, châu Á được khắc họa như một khu vực của sự bí ẩn, hấp dẫn và đầy cơ hội. Hơn 800 tỷ đô la Mỹ tiền quỹ đầu cơ đang tìm kiếm cơ hội ở châu Á để tăng lợi nhuận của họ.