Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cụ thể, thực hiện thu gọn đầu mối Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy từ 5 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy thành 3 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy.
Chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người đang có tại 3 Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1, 2, 3 về 1 Ban Quản lý dự án đường sắt có các điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm, thực tế... để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Chấm dứt hoạt động của 2 Ban Quản lý dự án đường sắt còn lại.
Hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành 1 Công ty cổ phần vận tải đường sắt.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, đơn vị nêu trên bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, phát huy hiệu quả, tuyệt đối không để thất thoát vốn và tài sản của nhà nước; hoàn thiện Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2021-2025 bảo đảm phù hợp với Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành đường sắt Ngày 4/11/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản 8080/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành đường sắt. |
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025