CNPC tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng cho ngành năng lượng Trung Quốc

14:00 | 16/02/2022

372 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - CNPC đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng cho ngành năng lượng Trung Quốc nhưng các mục tiêu khí hậu vẫn còn đang tranh cãi.
CNPC tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng cho ngành năng lượng Trung Quốc

CNPC (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc) trong một báo cáo được công bố gần đây đã báo cáo về tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng. Giống như hệ thống phân loại năng lượng sạch mới được thành lập bởi châu Âu, báo cáo chỉ ra rằng khí đốt tự nhiên là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc.

Trong kế hoạch của mình, CNPC dự kiến ​​nhu cầu kỷ lục đối với LNG là 650 tỷ m3 vào năm 2040, sẽ giảm xuống 400 tỷ m3 hoặc 500 Gm3 tùy thuộc vào những tiến bộ công nghệ nhất định, vào năm 2060.

Mặt khác, than sẽ ổn định từ năm 2021 với tốc độ tiêu thụ 3,6 tỷ tấn/năm. Cũng giống như dầu, đạt đỉnh 780 triệu tấn vào năm 2030.

Nhiều chuyên gia Trung Quốc chỉ ra rằng CNPC thiếu tham vọng. Theo họ, quá ít tính đến sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Trên thực tế, với lịch trình này, lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030 và nước này sẽ chỉ đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060.

“Nếu nhu cầu về khí đốt tự nhiên vẫn duy trì ở mức hơn 400 Bcm/năm vào năm 2060, thì làm thế nào để quản lý lượng khí thải CO2 từ đốt khí?” Dai Yande, một cựu quan chức cấp cao trong Ủy ban Phát triển Quốc gia Trung Quốc, chất vấn.

Mặc dù CNPC thường duy trì ước tính cao đối với nhiên liệu hóa thạch, nhưng trên thực tế, CNPC đã loại trừ chúng khỏi hoạt động sản xuất điện của Trung Quốc. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng cao hơn nhiều so với kế hoạch 5 năm trước đó.

Đối với ETRI (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ Trung Quốc), năng lượng tái tạo chiếm 45% tổng lượng điện vào năm 2030 và thậm chí 88% vào năm 2060. Trong kế hoạch này, CNPC muốn đầu tư 62.000 tỷ nhân dân tệ vào năng lượng tái tạo. Một khoản đầu tư để cho phép Trung Quốc cung cấp năng lượng điện gần như không có carbon cho nền kinh tế của mình.

Đối với một quốc gia khổng lồ như Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc đưa vào vận hành công suất năng lượng mặt trời và gió là 1950 GW vào năm 2030 và 6630 GW vào năm 2060.

Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm 68% tổng lượng điện tiêu thụ. Lượng khí thải CO2 từ lượng điện trên đã vượt quá mức tối đa, trong khi nhu cầu về năng lượng vẫn đang tăng lên.

Trong đề xuất của mình, Viện Nghiên cứu thuộc CNPC chỉ ra sự phát triển không đồng đều của năng lượng tái tạo trên toàn lãnh thổ.

Phía Bắc và phía Tây, nơi có nhiều núi hơn, có lợi cho năng lượng tái tạo như thủy điện. Mặt khác, khu Đông Nam tập trung các trung tâm đô thị và tiêu thụ nhiều năng lượng. Khó khăn này là hệ quả không mong muốn của chính sách phát triển của Trung Quốc trong nhiều năm vốn ưu đãi thành phố hơn nông thôn.

Gazprom và CNPC ký Thoả thuận khí đốt mớiGazprom và CNPC ký Thoả thuận khí đốt mới
Trung Quốc là người chiến thắng duy nhất ở mỏ Tây QurnaTrung Quốc là người chiến thắng duy nhất ở mỏ Tây Qurna
Zenith Energy mua lại chi nhánh của CNPC International ở TunisiaZenith Energy mua lại chi nhánh của CNPC International ở Tunisia

Nh.Thạch

AFP