Chuyển dịch năng lượng: "Các nước giàu nên bớt đạo đức giả với những nước nghèo"

16:13 | 13/02/2023

682 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiện nay, các quốc gia ở phía Nam bán cầu càng lúc càng gặp khó trong việc được cấp hạn mức tín dụng nhằm thực hiện các dự án nhiên liệu hóa thạch. Do đó, họ lên án tình trạng này và yêu cầu các quốc gia giàu có hành động nhiều hơn để giúp đỡ họ.
Chuyển dịch năng lượng:
Ông January Makamba - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Tanzania

“Các nước giàu nên ngừng cản trở các nước nghèo trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng, và hành động nhiều hơn nữa để giúp họ chuyển dịch sang năng lượng xanh”. Đây là nội dung kêu gọi của nhiều quan chức từ các nước phía nam, tại hội nghị Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ diễn ra tuần trước.

Bài phê bình này nêu bật những khác biệt chính trị sâu sắc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và nhấn mạnh những thách thức mà các nước kém phát triển nhất phải đối mặt trong việc thực hiện các chiến lược hiệu quả cho quá trình chuyển dịch năng lượng.

Ông January Makamba - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Tanzania, kêu gọi các quốc gia giàu có “thực hiện phong trào có xu hướng ít đạo đức giả hơn, xét thấy họ là những người từ chối tài trợ cho các dự án khí đốt”. Đồng thời, một quan chức cấp cao ở Bangladesh cũng tuyên bố: “An ninh năng lượng của đất nước tổn hại do giá khí đốt cao - một ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga”.

Nhà lãnh đạo Tanzania cho biết, vào tuần trước, Nhật Bản đã từ chối đề nghị tài trợ cho một nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở miền nam đất nước của ông, với lý do giới chức trách Nhật Bản không còn quan tâm đến loại hình hỗ trợ tài chính này nữa.

Quan trọng hơn, vào tháng 6/2022, xứ sở Phù Tang này cũng đã ngừng tài trợ cho hai dự án nhà máy nhiệt điện than ở Indonesia và Bangladesh, như một phản ứng trước luồng chỉ trích về việc tiếp tục hỗ trợ cho dòng nhiên liệu này.

Trong khi đó, các nhà cho vay lớn trên toàn cầu, dưới áp lực từ các nhà đầu tư, chính phủ phương Tây và các nhà hoạt động môi trường, đã thắt chặt hạn mức tín dụng tài trợ cho các dự án tập trung vào nhiên liệu hóa thạch, nhằm tạo ra một danh mục tài trợ vào hoạt động đạt được mức phát thải ròng bằng 0.

Giới quan chức chính phủ và người trong ngành công nghiệp năng lượng tại nhiều quốc gia phía nam tố cáo đây là “hành vi phân biệt đối xử”. Chính vì lý do này, một số nhà lãnh đạo châu Phi, chẳng hạn như các bộ trưởng dầu mỏ của Guinea Xích đạo và Nigeria, nhất quyết tôn trọng nguyên tắc tiếp cận năng lượng công bằng.

Theo họ, do các quốc gia phía nam chưa đạt được mức độ tiếp cận điện thích hợp, họ không cần phải nỗ lực đầu tư vào quá trình chuyển dịch năng lượng. Điều này cũng ngụ ý rằng họ có thể tận dụng tối đa nguồn nhiên liệu hóa thạch của mình.

Bất chấp bối cảnh nghịch lý, Nga vẫn đẩy nhanh được quá trình chuyển dịch năng lượngBất chấp bối cảnh nghịch lý, Nga vẫn đẩy nhanh được quá trình chuyển dịch năng lượng
Chiến tranh Nga – Ukraine đang có ảnh hưởng gì lên quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu?Chiến tranh Nga – Ukraine đang có ảnh hưởng gì lên quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu?
Nam Phi: Ai đang đe dọa quá trình chuyển dịch năng lượng?Nam Phi: Ai đang đe dọa quá trình chuyển dịch năng lượng?

Ngọc Duyên

AFP