Chưa giảm cước vận tải, doanh nghiệp lại "xin" kéo dài thời gian giảm phí đường bộ
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền mới đây đề xuất kéo dài thời gian giảm phí đường bộ với các doanh nghiệp vận tải để chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, để hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 74/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí đường bộ.
Trong đó, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách được giảm 30%, xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo được giảm 10% so với mức phí sử dụng đường bộ. Thời gian giảm phí từ ngày 10/8 đến hết ngày 31/12/2020.
Thông tư có hiệu lực từ tháng 7/2020 và doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ phí sử dụng đường bộ 5-6 tháng. Song, thời gian ban hành bị lùi lại đến tháng 8, đồng nghĩa, sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp bị rút ngắn lại.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, dịch bệnh tái phát lần thứ 2 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng chịu thêm nhiều thiệt hại.
![]() |
Nhiều tuyến đường hư hỏng, cần được bảo trì để đảm bảo đi lại (ảnh minh họa). |
Do đó, việc kéo dài thời gian giảm phí đường bộ theo tinh thần Thông tư 74/TT-BTC là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp vận tải lúc này. Các doanh nghiệp vận tải mong muốn cơ quan chức năng căn cứ diễn biến của dịch bệnh, từ đó kéo dài thời hạn được hưởng chính sách giảm phí sử dụng đường bộ sang năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Việc kiến nghị kéo dài thời gian giảm phí đường bộ sang năm 2021 khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Trong khi trước đó, khi giá xăng, dầu giảm sâu, các doanh nghiệp vận tải cũng không giảm giá cước thì đến thời điểm hiện tại, họ lại đề nghị kéo dài thời gian giảm phí đường bộ sang năm sau.
Trao đổi với PetroTimes về việc này, ông Bùi Danh Liên - chuyên gia giao thông cho rằng, việc giảm phí đường bộ phải được thực hiện theo luật, theo các quy định của Nhà nước theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, phải căn cứ vào thực tế chứ không phải doanh nghiệp cứ kêu khó khăn là xin Nhà nước giảm phí.
"Phí bảo trì đường bộ đã có quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Tiền quỹ là đóng góp của các doanh nghiệp, chủ phương tiện, đơn vị vận tải để bảo trì, nâng cấp, bảo dưỡng hạ tầng giao thông. Nếu thiếu thì Nhà nước sẽ bù các nguồn khác để bổ sung. Tuy nhiên, muốn giảm hay lùi thời gian đóng phí đường bộ cũng phải căn cứ theo quy định của Nhà nước. Nếu kéo dài thời gian giảm phí đường bộ sẽ gây khó khăn cho công tác bảo trì, bảo dưỡng, dẫn đến việc không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ" - ông Liên nói.
Cũng theo chuyên gia này, thay vì đề xuất kéo dài thời gian giảm phí đường bộ sang năm 2021, nên lùi lại các công việc như: Đổi biển màu trắng sang màu vàng, tổ chức tập huấn cho chủ xe, lái xe, lắp camera trên các xe tải...
Xuân Hinh
-
Có nên lùi thời hạn xử lý xe vận chuyển hàng hóa chưa lắp camera giám sát?
-
Xăng dầu giảm giá mạnh vì sao giá cước vận tải chưa giảm?
-
Taxi truyền thống: Coi Grab là taxi không liên quan đến “đi ngược xu thế 4.0”
-
Giảm phí đường bộ QL5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng?
-
Chủ tịch HHVT tiết lộ phí chuyển 'lốt' xe 130 triệu đồng
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025