Chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái và thúc đẩy bình đẳng giới

17:27 | 09/08/2019

929 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Chống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.    

Phiên thảo luận do Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (Dự án EU JULE).

Phiên thảo luận nhằm chia sẻ thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước, cũng như tình hình thi hành các quy định này, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, bảo vệ ngày càng tốt hơn nhóm đối tượng có liên quan.

chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Trưởng ban Dự án EU JULE phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho hay, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã rất chủ động, tích cực trong việc tham gia cũng như triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới: Từ các Công ước quốc tế về nhân quyền nói chung như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), đến các Công ước quốc tế cụ thể trong lĩnh vực này như Công ước của Liên Hợp Quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), Công ước Quyền Trẻ em (CRC), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Công ước số 100 của ILO về trả lương bình đẳng, Công ước số 111 của ILO về phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp).

Để thực thi các cam kết quốc tế, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện theo hướng công nhận và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền của phụ nữ, trẻ em gái và các nhóm đối tượng khác có liên quan, trực tiếp là chống phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết nạn bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm cả bạo lực gia đình.

chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi
Toàn cảnh phiên thảo luận.

Chính sách, pháp luật và hoạt động của hệ thống tư pháp đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng của Nhà nước đối với các hành vi phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có bạo lực gia đình, không chỉ trong việc đảm bảo những nạn nhân nhận được công lý, mà còn trong việc đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trên thực tế.

Chống phân biệt đối xử và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đòi hỏi trách nhiệm chung và cam kết mạnh mẽ của tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tại phiên thảo luận, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan pháp luật, tư pháp, quản lý Nhà nước đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu trong nước và quốc tế nhằm giúp Chính phủ Việt Nam hành động hiệu quả hơn trong việc chống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi
Bà Axelle Nicaise, Đại diện lâm thời phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại chương trình

Tham luận tại chương trình, đại diện Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp); Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an); Hội Liên hiệp Phụ nữ; cùng đại diện tổ chức UNDP đã trình bày thảo luận, chia sẻ các nội dung về: Chính sách, pháp luật về xử lý hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Thực thi cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Chuẩn mực và kinh nghiệm trong phòng chống bạo lực giới và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái; Thảo luận về phòng, chống bạo lực gia đình: Pháp luật và thực hiện thi hành; pháp luật và thực tiễn trợ giúp pháp lý đối với các nạn nhân trong vụ việc bảo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực giới, phân biệt đối xử và giải pháp hoàn thiện; Tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Hòa Bình trong phòng chống bạo lực giới…

Nguyễn Hoan

chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi

Nỗ lực nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam
chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi

18 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018
chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi

Bạo lực gia đình: “Phía sau cánh cửa”...
chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi

Hội nghị về bình đẳng giới và nữ công PVN năm 2018
chong phan biet doi xu voi phu nu tre em gai va thuc day binh dang gioi

Thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc