Chính sách cổ phần hóa tác động tích cực đến thị trường chứng khoán
Cụ thể, theo ông Quỳnh, dễ thấy nhất là giúp rút ngắn thời gian giao dịch cổ phần IPO; Hạn chế tình trạng doanh nghiệp chây ì, né tránh việc niêm yết, đăng ký giao dịch sau cổ phần hóa, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mua cổ phần, theo đó hoạt động đấu giá cổ phiếu sôi động hơn.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Đồng thời góp phần tăng quy mô, thanh khoản TTCK, đưa phương thức đấu giá IPO ở Việt Nam đến gần với thông lệ quốc tế; Tăng cường khả năng huy động vốn; Công khai minh bạch thông tin, đổi mới về quản trị…Và phần lớn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa một thời gian đều có kết quả hoạt động tốt.
Cũng theo ông Quỳnh, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa là trụ cột của TTCK Việt Nam. Nếu tính riêng số doanh nghiệp niêm yết thì hiện có đến 162 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 44%, còn trên thị trường UPCoM thì có đến 457 doanh nghiệp cổ phần hóa, chiếm 54%.
Đại diện lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; Có biện pháp đôn đốc và xử lý nghiêm đối với những DNNN cổ phần hóa từ trước đây nhưng vẫn chưa đưa cổ phần lên UPCoM.
Cơ quan chức năng cũng cần có các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản của TTCK, đặc biệt là thị trường UPCoM. Cùng với đó là phải nâng cao tính công khai, minh bạch và chất lượng hoạt động, quản trị của DNNN cổ phần hóa.
Minh Thùy
![]() |
![]() |
![]() |
-
Tổ chức tín dụng chính thức có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
-
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
-
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
-
Agribank khẳng định vị thế Top 100 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025
-
Thống đốc NHNN: “Cần làm mới động lực tăng trưởng để bứt phá trong giai đoạn mới”