Chính phủ giao cho Đà Nẵng đầu tư cảng Liên Chiểu

07:23 | 05/01/2019

940 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ đồng ý trước mắt giao UBND TP Đà Nẵng đảm nhận toàn bộ việc đầu tư, xây dựng bến cảng Liên Chiểu; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện đầu tư các hạng mục công trình xây dựng của dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
chinh phu giao cho da nang dau tu cang lien chieuChỉ mua một vé cho vui, khách ở Đà Nẵng trúng Vietlott hơn 13 tỷ
chinh phu giao cho da nang dau tu cang lien chieuĐà Nẵng thưởng Tết Kỷ Hợi cao nhất 411 triệu đồng
chinh phu giao cho da nang dau tu cang lien chieuThẩm định nguồn vốn đầu tư Bến cảng Liên Chiểu
chinh phu giao cho da nang dau tu cang lien chieuThủ tướng: Phải làm bài bản quy hoạch dự án cảng Liên Chiểu
chinh phu giao cho da nang dau tu cang lien chieuXây dựng cảng Liên Chiểu không thể chậm trễ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản kết luận cuộc họp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiếu (Đà Nẵng) diễn ra ngày 24/12/2018.

Theo văn bản này, Chính phủ xác định cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), có khả năng đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung. Cảng biển Đà Nẵng gồm một số khu bến chính là Tiên Sa, Liên Chiểu...

Khu bến Tiên Sa là cảng tổng hợp phục vụ TP Đà Nẵng, Bắc Tây Nguyên, hàng hóa quá cảnh của Thái Lan, Lào..., tiếp nhận tàu từ 30.000 - 50.000 tấn, tàu container chở đến 4.000 TEU và tàu hành khách tổng dung tích 100.000 GT. Tuy nhiên, hiện cảng Tiên Sa chỉ đạt công suất khai thác khoảng 6 triệu tấn/năm do chịu áp lực lớn về kết nối giao thông. Do đó cần phải giải tỏa giao thông để phát huy hết hiệu quả của cảng đã được phê duyệt.

chinh phu giao cho da nang dau tu cang lien chieu
Cảng Tiên Sa chịu áp lực về giao thông kết nối nên hoạt động không hiệu quả.

Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, việc giải tỏa giao thông khu vực cảng Tiên Sa ngày càng khó khăn, việc đầu tư mở rộng cảng, giải tỏa giao thông cần nguồn vốn lớn, khó đạt được hiệu quả trong giai đoạn hiện tại.

UBND TP Đà Nẵng cũng đề xuất, cần sớm nâng cấp khu bến cảng Liên Chiểu để đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển và phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung Tây Nguyên và TP Đà Nẵng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở phân tích, Chính phủ đồng ý trước mắt giao UBND TP Đà Nẵng đảm nhận toàn bộ việc đầu tư, xây dựng bến cảng Liên Chiểu; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện đầu tư các hạng mục công trình xây dựng của dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. "Việc giao chính thức cơ quan chủ quản của Dự án sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyểt định khi phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT", văn bản nêu rõ.

Chính phủ cũng giao Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án theo quy định của pháp luật. Trong đó cần so sánh các phương án tổ chức giao thông đến bến cảng Tiên Sa và bến cảng Liên Chiểu để chọn phương án tối ưu (khẳng định rõ sự cần thiết có hay không đầu tư Bến cảng Liên Chiểu để đáp ứng yêu cầu về vận tải hàng hóa, đảm bảo an toàn giao thông, hiệu quả đầu tư của Dự án và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững).

Dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn khởi động năm 2022 khu bến cảng đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT, tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 Teus, năng lực thông qua cảng năm 2022 khoảng 17 triệu tấn/năm (đến năm 2022) có tổng mức đầu tư hơn 7.370 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn đầu tư của Nhà nước dự kiến là 3.426 tỷ đồng (Hợp phần A); phần vốn đầu tư của tư nhân dự kiến là 3,951 tỷ đồng (hợp phần B).

Thanh Hiếu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc