Che, xóa biển kiểm soát xe ô tô: Phải tăng mức xử phạt
Để làm gì?
Hiện tượng che, xóa, làm biến dạng một hoặc nhiều số trên biển kiểm soát xe ô tô đã xuất hiện từ lâu. Nhưng trước đây hầu hết chỉ có các tài xế taxi, xe tải, xe khách mới dùng để cố tình né tránh phạt nguội lỗi dừng đỗ, đón trả khách sai quy định, đi sai làn đường. Điều đáng nói, sau một thời gian lưu hành trong giới xe kinh doanh vận tải, căn bệnh gian dối này đã lây lan ra bộ phận không nhỏ người dân sử dụng phương tiện cá nhân.
Đặc biệt, sau khi có thông tin toàn bộ các tuyến đường cao tốc trên cả nước đã được trang bị camera ghi hình, phục vụ xử phạt nguội, hình ảnh những chiếc ô tô che biển số đã xuất hiện tràn ngập khắp các diễn đàn, mạng xã hội. Thạc sĩ giao thông đô thị Vũ Hoàng Chung nhận định: “Che biển số bây giờ là một trào lưu sai trái cần nhanh chóng ngăn chặn”. Thạc sĩ Vũ Hoàng Chung phân tích, có không ít hệ luỵ từ việc che, xoá, làm biến dạng biển số. Ví dụ như hình ảnh thu được từ camera không cho biết chính xác biển số xe vi phạm, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong xử phạt.
![]() |
Cảnh sát dừng chiếc taxi dùng băng dính đen để ''biến'' số 9 thành số 0. |
Khi có TNGT, người lái những chiếc xe che đậy biển số cũng dễ bề trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật. Nhiều trường hợp cố tình mạo cả chữ số như 3 thành 8, 8 thành 9… sẽ làm liên luỵ đến cả những chủ xe có biển số vô tình trùng khớp với biển số bị làm biến dạng, nguỵ trang. “Đó là hành vi vô lương tâm, cần bị lên án mạnh mẽ” - thạc sĩ Vũ Hoàng Chung nói.
Anh Trần Tuấn Chỉnh (Thanh Oai) - một lái xe lâu năm chia sẻ: “Người lái xe, dù là kinh doanh vận tải hay phương tiện cá nhân đều cần phải có đạo đức. Che, xóa, làm thay đổi số trên biển kiểm soát là gian dối, thiếu đạo đức”.
Phạt tiền không đủ răn đe
Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, dán hoặc che mờ biển số là hành vi vi phạm luật giao thông, bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ - CP của Chính phủ. Tuy nhiên, việc xử phạt hành vi này chưa đủ mức răn đe, hiện mới chỉ phạt hành chính tối đa 1 triệu đồng. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đề xuất sửa Nghị định 100/2019/NĐ - CP, phạt nghiêm đối với hành vi thiếu ý thức này” - Đại tá Đỗ Thanh Bình chia sẻ.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ phạt tiền sẽ không đủ mức răn đe đối với hành vi che, xoá số trên biển kiểm soát, bởi những hệ luỵ nó mang lại cực kỳ phức tạp, nguy hiểm và có tính chất cố tình chống đối pháp luật. Luật sư Phan Thị Thu Hiền đề xuất: “Biển kiểm soát là để định danh mỗi chiếc xe nhằm dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết. Nếu chủ xe đã chủ động sửa, xóa biển kiểm soát, cơ quan chức năng nên thu hồi lại ngay, đồng thời ngừng cấp phép lưu hành cho chiếc xe vi phạm”.
Tán đồng quan điểm này, có ý kiến cho rằng nên thu hồi những tấm biển kiểm soát bị người chủ cố tình che, xóa nhưng cho chủ xe được phép đăng ký xin cấp lại với đầy đủ các khoản thuế, lệ phí như lần đầu, tái phạm nhiều lần mới thu hẳn. Như vậy mới đủ sức răn đe đồng thời Nhà nước quản lý được nguồn thu từ phạt vi phạm.
"Phạt tiền một vài triệu đồng hoặc hơn nữa cũng sẽ khó thay đổi được ý thức của những người đã cố tình gian dối, che, xóa biển số. Chỉ có thu hồi biển kiểm soát, tước quyền lưu hành phương tiện các trường hợp cố tình vi phạm mới đủ sức răn đe, cảnh tỉnh những người đang có ý định a dua, bắt chước." - Thạc sĩ giao thông đô thị Vũ Hoàng Chung |
Theo Kinh tế & Đô thị
-
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thu phí không dừng, xử lý nghiêm phương tiện sai phạm từ 1/6
-
Phương án phân luồng giao thông phục vụ SEA Games 31 tại Hà Nội
-
33 người thương vong do tai nạn giao thông trong ngày 2/5
-
Công bố các đường dây nóng về giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
-
Phương án phân luồng giao thông ra, vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
-
Hà Nội: Công an quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh tuyên truyền Luật An toàn giao thông tại các trường học
- Nỗ lực vì mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân
- Giao dự toán thu, chi BHXH, BHTT, BHYT năm 2022
- Đường sắt giảm giá vé tàu dịp cao điểm hè cho nhiều đối tượng
- Xe không đủ điều kiện đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ 1/6 chịu mức phạt như thế nào?
- Cả nước có hơn 4.000 cơ sở khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip
- Hà Nội thực hiện cấp hộ chiếu trên môi trường điện tử từ ngày 15/5
- Lắp nhiều phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội
- Dự chi 110.000 tỷ đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022
- Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam làm lễ Phật đản
- Flycam lạ bị dọa bắn hạ ở trận Việt Nam - Myanmar: Luật quy định thế nào?
- Thu hồi tài sản của quan chức có thể không cần qua thủ tục kết tội
- Chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ
-
Nỗ lực vì mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân
-
Giao dự toán thu, chi BHXH, BHTT, BHYT năm 2022
-
Đường sắt giảm giá vé tàu dịp cao điểm hè cho nhiều đối tượng
-
Xe không đủ điều kiện đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ 1/6 chịu mức phạt như thế nào?
-
Cả nước có hơn 4.000 cơ sở khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip