Châu Âu trước nguy cơ khủng hoảng điện

14:41 | 01/11/2022

767 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong mùa hè năm 2022, Vương quốc Anh đã xuất khẩu hơn 8 TWh điện sang các thị trường châu Âu. Tuy nhiên, từ tháng 11, hạn ngạch xuất khẩu của quốc gia này sẽ giảm. Tình trạng sụt giảm sản lượng năng lượng toàn cầu đã lý giải xu hướng đảo ngược này.
Châu Âu trước nguy cơ khủng hoảng điện

Giá khí đốt NBP giảm so với TTF

Theo truyền thống, Anh là nhà nhập khẩu ròng năng lượng từ lục địa châu Âu, với hệ thống mạng lưới kết nối đạt công suất 4 GW. Tuy nhiên, trong suốt mùa hè, giá khí đốt trên sàn giao dịch NBP (National Balancing Point - Chỉ số Quyết toán Quốc gia) đã giảm mạnh so với giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan (sàn giao dịch chuẩn toàn châu Âu). Trên thực tế, trong quý III/2022, chênh lệch giá giữa NBP và TTF đạt xấp xỉ 90,74 MWh.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất hạt nhân của Pháp đã sụt giảm, khiến giá điện ở Pháp tăng cao hơn so với ở Vương quốc Anh. Vì vậy, nhà điều hành mạng lưới điện Anh National Grid đang xem xét áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp giá điện thấp hơn biểu giá FiT. Chưa kể, National Grid đã mua lại phần điện xuất khẩu vào mùa hè qua.

Thật vậy, trong giao dịch mua lại sản lượng điện từ tuyến đường Nemo kết nối giữa Pháp và Bỉ, giá mua lên tới 9,725 bảng Anh/MWh. Với giá này, Vương quốc Anh phải gánh chịu khoản lỗ lên tới 6.000 bảng Anh/MWh. Tuy nhiên, Anh vẫn tiếp tục hoạt động nhập khẩu ròng từ Pháp trong tháng 10.

Triển vọng năng lượng từ sau tháng 10

Các dòng điện giữa Hà Lan, Bỉ và Vương quốc Anh đều là dòng điện hai chiều, với công suất tải điện mỗi dòng là 1 GW. Như vậy, xuất khẩu ròng của Anh sẽ tăng 0,1 GW trong tháng 11, nếu tính 1,2 GW đã xuất khẩu qua Pháp. Sau đó, Anh có thể sẽ mua lại 5,6 GW vào tháng 12.

Hơn nữa, tuyến đường tải điện IFA-1 với công suất 2 GW đang chuẩn bị hoạt động trở lại sau sự cố hỏa hoạn. Nhờ vậy, Vương quốc Anh sẽ giảm độ chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng xuống còn 0. Trong năm 2021, sản lượng xuất khẩu ròng của Anh đạt gần 25 TWh.

Dự báo Vương quốc Anh sẽ nhập khẩu trung bình 5,6 GW. Con số này sẽ giảm nhẹ khi bước vào mùa hè vì mức độ sẵn sàng của dàn nhà máy điện hạt nhân Pháp sẽ thay đổi theo thời tiết. Chưa kể, hiện nay tỷ lệ nhà máy hạt nhân Pháp còn đang hoạt động đạt chưa tới 50%. Do đó, sản lượng nhập khẩu của Anh sẽ phụ thuộc vào việc EDF (Tập đoàn Điện lực Pháp) có thể khởi động lại 20 lò phản ứng mới từ đầu năm sau hay không.

Châu Âu trước nguy cơ khủng hoảng điện

Dự báo thị trường điện Anh - châu Âu

Công suất tải điện qua các tuyến dây cáp biển ngầm của Anh đã tăng gấp 10 lần trong những năm gần đây. Theo National Grid, vào năm ngoái, tuyến đường North Sea Link (NSL) với công suất 1,4 GW đã đi vào hoạt động. Nhờ có NSL, Vương quốc Anh có thêm 4,6 TWh sản lượng nhập khẩu và 1,1 TWh xuất khẩu trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, tiềm năng tải điện mạnh mẽ của NSL đã khiến Na Uy quyết định giảm nhập khẩu điện và tồn trữ những nguồn tài nguyên của mình để đề phòng mùa đông, khiến giá điện trên những dòng tải điện nối giữa EU và Vương quốc Anh có nhiều biến động, vượt xa ngưỡng dự báo ban đầu.

Đã vậy, vì giá năng lượng đạt mức cao kỷ lục trong mùa hè vừa qua, Vương quốc Anh đã chọn nhập khẩu năng lượng carbon thấp với chi phí thấp từ Na Uy, gây ra nhiều hệ quả. Trên thực tế, năng lượng gió vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng trong giai đoạn này. Trong khi đó, Na Uy vẫn đang là một quốc gia giàu mạnh về mảng hydrocarbon.

Sử dụng khí đốt để sản xuất điện

Sự chênh lệch về giá giữa hai thị trường khí đốt là tín hiệu cho thấy giá NBP sẽ bước vào lộ trình leo dốc trong quý đầu tiên của năm 2023, tạo ra những dự báo với biên độ sai số đáng kể. Dự kiến trong giai đoạn này, giá NBP sẽ chạm gần với đỉnh giá TTF hoặc thấp hơn một chút.

Ngoài ra, Vương quốc Anh phải tiếp tục xuất khẩu khí ròng sang Mỹ trong mùa đông này. Nhiều chuyên gia dự đoán quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu vào năm 2020 của Anh có thể đã đóng một vai trò nào đó trong việc này. Như vậy, lần đầu tiên từ năm 2020, quyết định chính trị này sẽ gây ra hậu quả trên thị trường năng lượng.

Ủy ban châu Âu (EC) đang thực hiện nghiên cứu về hệ quả của chính sách áp trần giá khí đốt trong sản xuất điện. EC muốn phân tích những tác động tài chính của dòng điện không được đi đến các nước láng giềng ngoài châu Âu, nhất là bán đảo Iberia, trong trường hợp giá không được chiết khấu. EC dự định sẽ thiết lập ngưỡng giá “linh động” để áp trần giá khí đốt.

Khủng hoảng điện năng ở Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầuKhủng hoảng điện năng ở Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu
Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc?Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc?
New Delhi cảnh báo khủng hoảng điện sắp xảy raNew Delhi cảnh báo khủng hoảng điện sắp xảy ra

Ngọc Duyên

AFP