Cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu: Đâu là giới hạn trong lời đe dọa của Belarus?

14:00 | 14/11/2021

910 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhiều nguồn tin cho biết lời đe dọa đóng một đường ống dẫn khí đốt lớn đến châu Âu của Belarus sẽ không có tác động lớn do lượng khí đốt của Nga đi qua lãnh thổ nước này bị hạn chế.
Cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu: Đâu là giới hạn trong lời đe dọa của Belarus?
Tuyến đường ống Yamal-Europe

Bị cáo buộc gây ra cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới với Ba Lan, Tổng thống Alexander Lukashenko hôm thứ Năm phát biểu về khả năng làm gián đoạn việc cung cấp đường ống dẫn khí đốt Yamal-Europe: "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cắt nguồn khí đốt tự nhiên đến đó?", một lời đe dọa xảy ra vào thời điểm các nước châu Âu đang phải đối mặt với giá khí đốt tăng cao do thiếu hụt.

Vào sáng thứ Sáu, Điện Kremlin đảm bảo rằng việc vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu sẽ không bị gián đoạn.

Liên minh châu Âu nhập khẩu khoảng ba phần năm tổng số năng lượng mà họ tiêu thụ mỗi năm, với mức độ phụ thuộc đặc biệt cao vào dầu thô và khí đốt tự nhiên, theo báo cáo các số liệu quan trọng của Eurostat, ấn bản năm 2021.

Về nhập khẩu khí đốt tự nhiên hàng năm từ EU, Nga chiếm thị phần lớn nhất (41%), với 166 tỷ mét khối, theo Eurostat.

Về phần mình, tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga cho biết trên trang web của mình rằng vào năm 2020, họ cung cấp khoảng 150 tỷ mét khối khí đốt cho 16 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

7 đường ống dẫn khí đốt của Nga đi qua lãnh thổ Belarus. Yamal-Europe, lớn nhất, cho phép Gazprom cung cấp khí đốt từ bán đảo Yamal, ở Bắc Cực, đến Ba Lan và Đức. Đổi lại, Minsk được phí vận chuyển.

Yamal-Europe có công suất khoảng 33 tỷ mét khối mỗi năm và dài 2.000 km. Nó hoàn toàn được vận hành bởi Gazprom.

Chỉ có khí đốt của Nga được vận chuyển đến châu Âu thông qua Belarus. Do trữ lượng khí đốt của Belarus chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu của đất nước nên Minsk không xuất khẩu sang châu Âu.

Nếu Belarus thực hiện lời đe dọa của mình, từ quan điểm cung cấp khí đốt, thực tế có rất ít khả năng xảy ra bất cứ điều gì vì bản thân Châu Âu không nhập khí đốt của Belarus.

Nicolas Mazzucchi, nhà nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) và chuyên gia năng lượng chỉ ra rằng Nga có thể "chuyển" việc vận chuyển khí đốt sang các đường ống dẫn khí đốt Nordstream và Turkstream, "hoặc cũng qua mạng lưới của Ukraine, điều đó sẽ không phức tạp lắm".

Nếu Belarus cúp nguồn cung khí đốt qua châu Âu, thời gian đầu sẽ tác động đến giá khí đốt: giống như tất cả các loại năng lượng, khí đốt nhạy cảm với các tác động địa chính trị. Nếu chúng ta tạo ra sự không chắc chắn trên thị trường, điều đó có khả năng làm tăng giá. Nhưng rất nhanh chóng, thị trường cũng sẽ ổn định trở lại. Ông Mazzucchi nhận thấy rằng thực sự không có bất kỳ rủi ro nào đối với nguồn cung, giá cả chắc chắn sẽ tăng lên nhưng vẫn ở mức tương đối.

Nga - Belarus tập trận gần biên giới Ba LanNga - Belarus tập trận gần biên giới Ba Lan
Belarus đe dọa chặn nguồn cung cấp khí đốt cho châu ÂuBelarus đe dọa chặn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu

Nh.Thạch

AFP