Cảnh báo mất thương hiệu Việt

07:00 | 02/03/2015

1,452 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đầu năm 2015, Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT, doanh nghiệp sở hữu hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho một tỉ phú Thái Lan một lần nữa làm dấy lên lo ngại trước làn sóng thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài và việc mất dần các thương hiệu Việt.

Năng lượng Mới số 400

Trước Nguyễn Kim là Phở 24, nước giải khát Tribeco, Highlands Coffee, kem đánh răng Dạ Lan, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, Bảo hiểm AAA, X-Men, Bánh kẹo Bibica... Đây đều là những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu, có thị phần lớn trên nhiều lĩnh vực, từng là niềm tự hào của không ít người Việt.

Không dừng lại ở những thương hiệu này, dự báo sẽ còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác sẽ bị nước ngoài thâu tóm bởi cuộc đổ bộ được báo trước của các đại gia nước ngoài trong tiến trình hội nhập của nước ta theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo các FTA đã ký kết hàng rào thuế quan giảm xuống, quyền tiếp cận thương mại của các doanh nghiệp hoàn toàn tự do. Lúc bấy giờ các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với việc doanh nghiệp nước ngoài vào cạnh tranh một cách bình đẳng, sòng phẳng, không có hàng rào kỹ thuật.

Nguyễn Kim vừa bán phần lớn cổ phần cho tỉ phú Thái Lan

Theo ông Nguyễn Phú Hòa, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương: Với sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN và ký kết các FTA, năm 2015 là mốc thời gian quan trọng đối với Việt Nam khi phải hoàn thành nhiều lộ trình cam kết. Trong đó, về thương mại hàng hóa, Việt Nam sẽ hoàn thành việc đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với 93% biểu thuế và chỉ còn được duy trì mức thuế 0-5% đối với 7% biểu thuế đến năm 2018, sức ép mở cửa thị trường và cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ta là vô cùng lớn.

TS Trần Du Lịch đánh giá, từ năm 2015 hội nhập sâu và rộng, là cơ hội lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng cơ hội đang là tiềm năng còn thách thức đã là hiện thực.

“Việt Nam là một trong những quốc gia mở cửa rất nhanh và mở cửa khá toàn diện, vấn đề khó khăn đặt ra là những bước chuẩn bị không theo kịp tiến trình mở cửa sẽ tạo ra sức ép khổng lồ cho doanh nghiệp Việt nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là rủi ro lớn của nước ta ít nhất là trong trung hạn”, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính Tiền tệ Nhà nước nhận định.

Các doanh nghiệp cũng không tránh khỏi lo ngại khi đối diện với cuộc cạnh tranh không cân sức của làn sóng đầu tư nước ngoài. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen giãi bày: Mặc dù trong 5 năm khủng hoảng vừa qua mỗi năm Tập đoàn Hoa Sen tăng trưởng 100%, kết quả kinh doanh khá tốt nhưng ông cũng không tránh khỏi lo ngại. Bởi trong ngành thép, hiện Việt Nam chỉ còn lại những tên tuổi lớn là: Hòa Phát, Pomina, Hoa Sen nhưng vốn của cả 3 doanh nghiệp cộng lại không thấm vào đâu so với hàng tỉ USD mà Formosa (Đài Loan) hay Posco (Hàn Quốc) đang đầu tư vào ngành này tại Việt Nam. Như vậy, khoảng trống cơ hội còn lại cho doanh nghiệp Việt Nam rất ít. Cho nên sau này nếu các doanh nghiệp thép Việt không còn đường để phát triển mà buộc phải bán cổ phần cho công ty nước ngoài nào đó thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Ông Lê Phước Vũ nhận định, nếu ngành thép Việt Nam không còn những doanh nghiệp lớn trong nước để đối trọng với các doanh nghiệp nước ngoài đang gia nhập thị trường thì rất dễ bị mất thị trường vào tay những doanh nghiệp này. Khi đó, người Việt sẽ phải mua thép với giá vô cùng cao bởi các tập đoàn nước ngoài liên kết với nhau thành một nhóm chủ sở hữu để điều tiết giá.

Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm thị trường trên nhiều lĩnh vực. Như sự gia nhập chuỗi bán lẻ của hàng loạt các hệ thống siêu thị nước ngoài như: Lotte Mart (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Robins (Thái Lan)... và nguy cơ là hàng Việt Nam sẽ khó vào được các hệ thống bán hàng này. Bởi trên thực tế nhiều tập đoàn của nước ngoài đầu tư vào nước ta họ thường có những công ty vệ tinh đi theo để cung cấp hàng hóa, nguyên phụ liệu, doanh nghiệp Việt Nam khó vào được.

Một khi hàng hóa không vào được hệ thống bán hàng thì doanh nghiệp sản xuất ra bán cho ai? Và không thắng được trên thị trường nội địa thì khó mong thắng nổi trên thị trường xuất khẩu. Khi đó, nền kinh tế sẽ rơi vào tay các công ty nước ngoài và người Việt Nam sẽ chỉ là người đi làm thuê. Đó là điều nhiều doanh nghiệp lo ngại.

Trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt còn phải đối mặt với rủi ro lớn của tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái. Theo TS Lê Xuân Nghĩa “khảo sát ở một chợ nhỏ ở thị xã Lào Cai, chỉ với 29 quầy đổi tiền mà một năm đổi khoảng 30 ngàn tỉ đồng. Trong khi đó những người này tự nhận không đáng là gì so với thị trường ở cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Như vậy, có thể thấy hàng gian lận thương mại từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất khủng khiếp. Đến kho chứa hàng thì không nhận ra đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, tất cả đều đóng nhãn mác từ các chợ của Việt Nam nhưng thực chất là nhập từ Trung Quốc. Buôn gian, bán lận tràn ngập như vậy thì doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sống sao nổi!”.

Trên thực tế, Công ty may Việt Tiến phản ánh chỉ cần cho ra mắt một mẫu áo sơ mi mới thì ngay lập tức đã có mẫu áo Việt Tiến tương tự từ Trung Quốc bán sang với giá chỉ bằng 1/3. Nếu không ngăn ngừa được hiện tượng này thì các doanh nghiệp Việt Nam không có cơ may để tồn tại chứ đừng nói là phát triển.

Ông Lê Phước Vũ dẫn chứng: Chính phủ có chính sách tạm nhập, tái xuất để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở từ chính sách này nhập thép giá rẻ từ Trung Quốc về theo dạng tạm nhập, tái xuất, đóng thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu 13-15% rồi đem bán trong nước. Sau đó khai với cơ quan Hải quan là đã xuất đi nước ngoài bằng đường tiểu ngạch để được hoàn lại toàn bộ số thuế. Đây là chuyện rất phổ biến trong ngành thép mà vừa qua Tập đoàn Hoa Sen phải gửi công văn báo cáo lên Chính phủ, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương bởi trong môi trường kinh doanh như vậy, các doanh nghiệp làm ăn chân chính khó có thể cạnh tranh được.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa bao giờ trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay mà nền kinh tế Việt Nam cần có một số doanh nghiệp đầu đàn để dẫn dắt thị trường như hiện nay. Bởi để tự chủ trong nền kinh tế thì dù gì đi nữa nền kinh tế Việt Nam phải do một số doanh nghiệp trong nước dẫn dắt, cho dù đó là doanh nghiệp Quốc doanh hay tư nhân.

Hội nhập sâu rộng đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Nếu không có những giải pháp kịp thời, ứng biến trước sức cạnh tranh, có các biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết thì doanh nghiệp rất dễ để vuột mất cơ hội và sẽ còn thêm nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc thậm chí bị xóa sổ trên thị trường.

Mai Phương

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC HCM 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Nguyên liệu 9999 - HN 69,450 ▲600K 69,900 ▲450K
Nguyên liệu 999 - HN 68,350 ▼400K 69,800 ▲450K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Cập nhật: 29/03/2024 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
TPHCM - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Hà Nội - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Hà Nội - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Đà Nẵng - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Miền Tây - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.000 ▼100K 81.000 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 69.200 ▲800K 70.000 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 51.250 ▲600K 52.650 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.700 ▲470K 41.100 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.870 ▲330K 29.270 ▲330K
Cập nhật: 29/03/2024 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,915 ▲80K 7,070 ▲80K
Trang sức 99.9 6,905 ▲80K 7,060 ▲80K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,980 ▲80K 7,100 ▲80K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,980 ▲80K 7,100 ▲80K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,980 ▲80K 7,100 ▲80K
NL 99.99 6,910 ▲80K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,910 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Nghệ An 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Hà Nội 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Cập nhật: 29/03/2024 13:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69,250 ▲750K 70,500 ▲750K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 69,250 ▲750K 70,600 ▲750K
Nữ Trang 99.99% 69,150 ▲750K 70,000 ▲750K
Nữ Trang 99% 67,807 ▲743K 69,307 ▲743K
Nữ Trang 68% 45,755 ▲510K 47,755 ▲510K
Nữ Trang 41.7% 27,343 ▲313K 29,343 ▲313K
Cập nhật: 29/03/2024 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,744.51 15,903.54 16,414.36
CAD 17,859.08 18,039.48 18,618.89
CHF 26,797.53 27,068.21 27,937.63
CNY 3,362.04 3,396.00 3,505.60
DKK - 3,518.32 3,653.18
EUR 26,047.45 26,310.56 27,476.69
GBP 30,507.55 30,815.71 31,805.49
HKD 3,090.38 3,121.59 3,221.86
INR - 296.93 308.81
JPY 159.05 160.66 168.34
KRW 15.91 17.67 19.28
KWD - 80,430.82 83,649.45
MYR - 5,194.61 5,308.11
NOK - 2,235.93 2,330.95
RUB - 255.73 283.10
SAR - 6,596.77 6,860.75
SEK - 2,269.46 2,365.91
SGD 17,917.31 18,098.29 18,679.60
THB 600.95 667.72 693.31
USD 24,610.00 24,640.00 24,980.00
Cập nhật: 29/03/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,906 16,006 16,456
CAD 18,059 18,159 18,709
CHF 27,048 27,153 27,953
CNY - 3,393 3,503
DKK - 3,535 3,665
EUR #26,275 26,310 27,570
GBP 30,931 30,981 31,941
HKD 3,096 3,111 3,246
JPY 160.66 160.66 168.61
KRW 16.64 17.44 20.24
LAK - 0.88 1.24
NOK - 2,242 2,322
NZD 14,568 14,618 15,135
SEK - 2,266 2,376
SGD 17,940 18,040 18,640
THB 627.28 671.62 695.28
USD #24,568 24,648 24,988
Cập nhật: 29/03/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,620.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,213.00 26,318.00 27,483.00
GBP 30,653.00 30,838.00 31,788.00
HKD 3,106.00 3,118.00 3,219.00
CHF 26,966.00 27,074.00 27,917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15,849.00 15,913.00 16,399.00
SGD 18,033.00 18,105.00 18,641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,979.00 18,051.00 18,585.00
NZD 14,568.00 15,057.00
KRW 17.62 19.22
Cập nhật: 29/03/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24610 24660 25000
AUD 15946 15996 16411
CAD 18121 18171 18576
CHF 27290 27340 27752
CNY 0 3397.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26478 26528 27038
GBP 31115 31165 31625
HKD 0 3115 0
JPY 161.97 162.47 167
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0254 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14617 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18225 18225 18586
THB 0 639.6 0
TWD 0 777 0
XAU 7900000 7900000 8070000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 13:00