Cần quan tâm đến các doanh nghiệp đang yếu đi
Doanh nghiệp đang yếu đi
Trong buổi làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM với các DN trên địa bàn, nhiều DN cho rằng tình hình sản xuất, kinh doanh của DN đang khó khăn hơn và xuất hiện hiện tượng mới là những DN vẫn còn tồn tại nhưng đang yếu dần.
Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM cho biết: Tình hình DN ngưng hoạt động và giải thể vẫn còn nhiều, số DN ngưng hoạt động, giải thể tương đương với số đăng kí mới. Đây là hiện tượng không tốt của tình hình kinh tế nhưng là vấn đề cũ đã xảy ra từ năm 2011 đến nay. Đáng quan tâm là hiện tượng nhiều DN tồn tại bị yếu đi.
DN có biểu hiện yếu đi thể hiện qua những báo cáo của Cục thuế TP HCM: thuế VAT của thành phố liên tục âm; có từ 70 - 80% DN báo cáo thuế lỗ.
Trong tháng 3 và 4 vừa qua, nhiều DN tiến hành đại hội cổ đông nhưng nhiều DN không thông báo chia cổ tức, thậm chí trong kế hoạch cũng không thấy đăng kí chia cổ tức. Các nhà đầu tư cũng không dám bỏ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán… Đó là những vấn đề cần quan tâm tìm giải pháp khắc phục chứ không chỉ tính trên số DN giải thể để nói về khó khăn của DN.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM làm việc với các doanh nghiệp
Ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM cho rằng: “Vấn đề đáng lo ngại là nếu chúng ta không tìm ra những giải pháp kịp thời, những DN đang yếu đi sẽ có nguy cơ phải “xin chết”. Một số cơ quan chức năng cho rằng kinh tế có xu hướng sáng sủa hơn nhưng sáng ở đâu chứ tôi thấy DN không sáng chút nào”.
Bên cạnh đó, điều quan trọng hiện nay là nhiều DN đang mất niềm tin vào thị trường nên khó khăn của DN vẫn chưa có điểm dừng.
Theo ông Trương Phú Cường - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP HCM, lâu nay khi nói đến khó khăn của DN chúng ta thường nói những khó khăn như: bất động sản đóng băng, nợ xấu tăng, hàng tồn kho nhiều, lãi suất ngân hàng còn cao… Tuy nhiên, thách thức và khó khăn thực sự chúng ta đang đối mặt là niềm tin của DN và các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam hiện nay rất thấp cho dù chỉ số lạm phát đã giảm.
Cụ thể: sức mua của thị trường giảm rất nhiều, sức mua siêu thị giảm 20%, các cửa hàng ăn uống giảm tới 30 - 40%... Vì vậy, trong việc giải cứu DN cần phải xây dựng lại niềm tin và hy vọng vào thị trường của DN.
Giải pháp cứu DN
Theo các DN, khó khăn về vốn vẫn đeo bám họ trong suốt một thời gian dài bởi mặt bằng lãi suất đã giảm xuống nhưng rào cản thế chấp khiến DN không tiếp cận được vốn. Một số DN có nhu cầu tiếp tục vay vốn nhưng hết tài sản thế chấp.
Tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, thậm chí khó khăn hơn cả năm 2012: DN vẫn đang thiếu vốn, tồn kho, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp…
Trước thắc mắc của DN về vấn đề vốn, ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP HCM cho biết: Vừa qua, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại kéo giảm lãi suất cho vay và dành 102 ngàn tỷ cho 5 nhóm ưu tiên cho vay với lãi suất dưới 11% (thực tế ngân hàng chỉ cho vay với lãi suất 8 - 10%). NHNN đã mở rộng các đối tượng cho vay ưu đãi. Đối với những khách hàng truyền thống và uy tín thì tăng cường cho vay tín chấp; không phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong cho vay vốn.
Ngoài ra, hiện nay các DN đang trông chờ Nghị quyết 02 của Chính phủ có thể đi vào thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Bởi sau khi Nghị quyết 02 ra đời các cơ quan chức năng bàn tới bàn lui đến thời điểm này chưa đâu vào đâu dù đã 5 tháng.
Điều đó cho thấy Nghị quyết 02 bị vô hiệu trong vòng 4 tháng nay. Các DN đang mong chờ các bộ ngành sớm thực hiện Nghị quyết này để DN có phần thuận lợi hơn trong sản xuất và kinh doanh.
Không chỉ chờ đợi vào việc thực hiện Nghị quyết 02, hầu hết DN mong muốn Chính phủ có các giải pháp đồng bộ để giải cứu nền kinh tế như: giảm thuế thu nhập DN, giảm thuế VAT để kích cầu tiêu dùng, khơi thông đầu ra và đảm bảo ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô.
Mai Phương
-
TP HCM: Hơn 21 nghìn lao động được xác nhận đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà
-
Tin bất động sản ngày 24/5: Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư 3 tổ hợp căn hộ, chung cư cao cấp
-
Từ ngày 20/5, doanh nghiệp được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
-
TP HCM triển khai chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh”
-
TP HCM trao 114 sổ tiết kiệm cho con đoàn viên Công đoàn mồ côi do Covid-19
-
TP HCM: Gần 1,2 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà
- Vì sao chi phí logistic cao?
- IMF: Kinh tế toàn cầu đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ Thế chiến thứ 2
- Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42
- Tổng thống Putin: Nga chống chọi tốt trước đòn trừng phạt của phương Tây
- Bản tin Dầu khí 24/5: Giá khí đốt của Mỹ tăng khi xuất khẩu LNG cao nhất trong 7 tuần
- Thông qua Luật Dầu khí sửa đổi: Thúc đẩy ngành năng lượng phát triển bền vững
- Phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030
- Thủ tướng yêu cầu ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết
- Giá xăng dầu hôm nay 24/5 giảm mạnh
- Giá vàng hôm nay 24/5: Động lực được củng cố, giá vàng duy trì đà tăng
- Tin tức kinh tế ngày 23/5: Nợ công bình quân đầu người có xu hướng tăng qua các năm
- Thị trường dầu mỏ thắt chặt nguồn cung khi mùa lái xe cao điểm ở Mỹ đang đến gần
-
IMF: Kinh tế toàn cầu đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ Thế chiến thứ 2
-
Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42
-
Tổng thống Putin: Nga chống chọi tốt trước đòn trừng phạt của phương Tây
-
Bản tin Dầu khí 24/5: Giá khí đốt của Mỹ tăng khi xuất khẩu LNG cao nhất trong 7 tuần
-
Thông qua Luật Dầu khí sửa đổi: Thúc đẩy ngành năng lượng phát triển bền vững