Cần đặt mục tiêu cho chính sách tín dụng xanh

12:59 | 27/04/2020

628 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chuyên gia kinh tế thuộc Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) nêu quan điểm, cần đặt mục tiêu cho chính sách tín dụng xanh bao gồm mục tiêu dư nợ tín dụng xanh và mục tiêu dư nợ tín dụng có đánh giá rủi ro môi trường xã hội.

Hai hướng tiếp cận của ngân hàng xanh

Ngân hàng xanh (tiếng Anh được gọi là Green Bank) chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải carbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì "Ngân hàng xanh" được hiểu là "Ngân hàng bền vững". Một ngân hàng để phát triển bền vững được giới nghiên cứu chỉ ra là các quyết định đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và môi trường. Khi đó, có một mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường.

can dat muc tieu cho chinh sach tin dung xanh
Cần đặt mục tiêu cho chính sách tín dụng xanh

Còn hiểu theo nghĩa hẹp, "Ngân hàng xanh" chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải carbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo.

Ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo nhiều hướng trong đó có 2 hướng chính. Hướng thứ nhất, tập trung xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng giảm lượng carbon trong ngân hàng bằng cách thực hiện các hoạt động trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư điện tử… nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm, máy điều hòa…

Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể sử dụng các loại thiết bị điện thân thiện với môi trường. Như Ngân hàng Melrose ở Massachusetts (Mỹ) đã lắp đặt một dãy năng lượng mặt trời trên tầng thượng cung cấp hơn một nửa số điện năng tiêu thụ. Theo đó, ngân hàng này đã lắp đặt 138 tấm pin mặt trời sản xuất 52.000 kilowatt giờ điện mỗi năm, giúp giảm 36 tấn khí thải carbon mỗi năm.

Cũng tại Mỹ, MJPMorgan Chase Bank đã công bố trang bị thêm 4.500 chi nhánh với các công nghệ quản lý năng lượng mới. Hiện tại, ngân hàng trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la này đã trang bị cho 2.500 chi nhánh bằng đèn LED, giúp cắt giảm 50% mức tiêu thụ năng lượng điện chiếu sáng.

Hướng thứ hai, các ngân hàng hướng đến cho vay các dự án thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình thẩm định cho vay.

Hiện thực hóa chiến lược phát triển năng lượng sạch

Những năm gần đây, hàng loạt ngân hàng Việt Nam cũng đã mở các gói tín dụng xanh để thu hút dòng vốn từ các dự án năng lượng xanh. Trong đó, dự án điện mặt trời áp mái rất được các ngân hàng quan tâm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mới đây VPBank cũng vừa ký kết Hợp đồng cho vay tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và các nhà đồng tài trợ quốc tế uy tín gồm Quỹ đồng cho vay được quản lý bởi IFC, Ngân hàng Bocom Trung Quốc, Tổ chức Tài chính phát triển Đức DEG, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Tổ chức Tài chính quốc tế đa phương IIB, Ngân hàng KEB Hana Hàn Quốc và Ngân hàng Thai Kiatnakin Bank Public Company Limited.

Ngoài VPBank, trong năm 2019, nhiều ngân hàng thương mại đã cho vay các dự án xanh như: VietinBank cho vay các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng theo Chương trình tín dụng môi trường EIB; ACB cho vay theo dự án tài chính nông thôn RDF; BIDV cho vay các dự án thủy điện, phong điện; Sacombank tham gia tài trợ các dự án cho vay nông thôn, lâm nghiệp; cho vay các dự án tái chế chất thải, năng lượng tái tạo...

HSBC Việt Nam cũng đã phối hợp với Công ty CP Ðầu tư GIC tung ra gói “tín dụng xanh” hỗ trợ khách hàng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại 2 thành phố lớn là TP HCM và Ðà Nẵng. Khoản vay có mức lãi suất ưu đãi thấp hơn 3 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay thông thường, khoảng 11,99 - 12,99%/năm.

Ngoài ra, trong gói tín dụng nói trên của HSBC, người đi vay còn được hưởng chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của GIC với mức giảm 14% cho khách hàng Premier và 12% cho khách hàng cá nhân khác.

HDBank cũng là một trong những nhà băng tích cực trong việc rót vốn vào các lĩnh vực tăng trưởng bền vững. Lãnh đạo HDBank cho biết, tính đến cuối năm 2019, dư nợ của ngân hàng này tăng 140.000 tỷ đồng (tương đương tăng trưởng mức 14% ngân hàng phân bổ). Trong đó, dư nợ ròng ở lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghiệp công nghệ cao đạt 10.000 tỷ đồng.

Năm ngoái, HDBank là ngân hàng thành viên đầu tiên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận giải "Green Deal Award" - Tài trợ xanh - cho những thành tích nổi bật trong tài trợ thương mại xanh khi tham gia Chương trình tài trợ thương mại của ADB (Trade Finance Program - TFP). Vào cuối năm, ngân hàng này tiếp tục được vinh danh là "Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng Xanh" trong khuôn khổ Lễ trao giải Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu tại Việt Nam 2019 do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Với tổng giá trị các giao dịch tài trợ thương mại cho nhiều dự án năng lượng mặt trời lên đến hàng trăm triệu USD, các giao dịch của HDBank không những có ý nghĩa hỗ trợ tài chính mà còn góp phần phát triển cộng đồng doanh nghiệp xanh, hiện thực hóa chiến lược phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế GIZ nêu quan điểm, cần đặt mục tiêu cho chính sách tín dụng xanh bao gồm mục tiêu dư nợ tín dụng xanh và mục tiêu dư nợ tín dụng có đánh giá rủi ro môi trường xã hội. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chính sách và phối hợp giữa các bộ, ngành trong: xây dựng danh mục cũng như phân loại tiêu chí; phối hợp chính sách tín dụng xanh và trái phiếu xanh - hai nguồn vốn quan trọng nhất cho tăng trưởng xanh.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong phát hành trái phiếu xanh về việc sử dụng vốn trái phiếu theo các nguyên tắc của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và Bộ tiêu chuẩn Trái phiếu xanh của ASEAN (ASEAN Bonds Princips); đề xuất phía Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nhanh chóng phối hợp với GIZ triển khai nghiên cứu chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng cho tăng trưởng xanh theo yêu cầu của Đề án Ngân hàng xanh đã được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

M.T

can dat muc tieu cho chinh sach tin dung xanhCòn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng tín dụng xanh
can dat muc tieu cho chinh sach tin dung xanhPhát triển tín dụng xanh qua cách tiếp cận tổng thể và có hệ thống
can dat muc tieu cho chinh sach tin dung xanhNgân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư