Cần chiến lược dài hạn về phát triển năng lượng để thu hút nhà đầu tư

17:58 | 10/03/2022

1,321 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong phiên thảo luận về nhu cầu phát triển năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2022 với chủ đề "Định hình lại quan hệ kinh tế song phương" vừa qua, các nhà đầu tư cho biết cần có chiến lược mang tính chất dài hạn, đặc biệt về hệ thống lưu trữ năng lượng để thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cần chiến lược dài hạn về phát triển năng lượng để thu hút nhà đầu tư.
Cần chiến lược dài hạn về phát triển năng lượng để thu hút nhà đầu tư
Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Hoàng Tiến Dũng chia sẻ tại hội nghị

Theo Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Hoàng Tiến Dũng nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh, trong tương lai dự báo tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5-7%/năm, đi cùng tốc độ tăng trưởng thì mức tiêu thụ điện năng cũng tăng theo với dự báo tăng trưởng điện năng mức cao khoảng 8-9%/năm mặc dù Việt Nam đã có sự chuyển dịch về kinh tế, các biện pháp để sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên sự đàn hồi giữa tăng trưởng điện năng và tăng trưởng GDP vẫn còn khoảng 1,3 -1,4 lần trong vòng khoảng 10 năm tới.

Cục trưởng Hoàng Tiến Dũng cho hay, để đáp ứng yêu cầu phát triển điện năng nhanh như vậy, trong bối cảnh phần năng lượng sơ cấp của Việt Nam có phần hạn chế, thời gian vừa qua Việt Nam đã phải nhập khẩu than để phát điện và dự kiến tới đây là phải nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) cho nhu cầu phát điện để hoạt động. Bên cạnh đó, khả năng chi trả của các doanh nghiệp và người dân ở mức không phải là quá cao để có thể chấp nhận những thay đổi lớn về mặt cơ cấu của nguồn điện trong đó có nguồn năng lượng tái tạo.

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, điều đó cũng đặt ra những nhiệm vụ cao hơn, khó hơn về đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đảm bảo cam kết của Chính phủ về phác thải khí nhà kính. Đặc biệt, trong thời gian qua các bên liên qua đã giúp Bộ Công Thương trong việc Quy hoạch điện VIII nhất là sau COP26, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã rà soát điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo hướng cắt giảm các dự án điện than, tăng cường thêm các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, cũng như là xây dựng các hệ thống truyền tải được đảm bảo, ổn định vận hành, cân bằng giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư cho hệ thống truyền tải.

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng về năng lượng tái tạo như năng lượng điện gió, điện mặt trời. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cho sự phát triển của năng lượng tái tạo, hoàn thiện hệ thống truyền tải. Cục trưởng Hoàng Tiến Dũng nhấn mạnh, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2030, tỷ lệ công suất điện tái tạo chiếm 45% công suất toàn hệ thống. Điều này cho thấy hướng phát triển của ngành năng lượng Việt Nam theo hướng năng lượng tái tạo. Dự kiến, nguồn lực cần có để thực hiện chương trình phát triển nguồn điện và lưới điện khoảng13-14 tỷ USD, do đó, rất mong muốn cần có sự tham gia hợp tác của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Hoa Kỳ trong chia sẻ nguồn lực, công nghệ.

Cục trưởng Hoàng Tiến Dũng tin tưởng: "Nhờ sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, quản trị, đào tạo nguồn nhân lực cũng như trực tiếp đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lĩnh vực điện lực thì chúng tôi sẽ hoàn toàn thực hiện được Quy hoạch điện VIII vào cung ứng điện cho đất nước, cũng như là các cam kết về phát thải khí nhà kính của Chính phủ Việt Nam tại COP26".

Cần chiến lược dài hạn về phát triển năng lượng để thu hút nhà đầu tư
Toàn cảnh phiên thảo luận về nhu cầu phát triển năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam

Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, ông Ken Haig - Giám đốc chính sách năng lượng châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS băn khoăn làm sao thúc đẩy nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Ông Ken Haig kiến nghị, cần có chiến lược mang tính chất dài hạn, đặc biệt về hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin. Đây là cơ hội đối với Việt Nam để có được những lợi ích từ công nghệ này, xanh hoá dự án đầu tư.

Giám đốc điều hành Gen X Energy Kris Karafa cũng khẳng định, doanh nghiệp này sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Với nguồn lực sẵn có, Gen X Energy có thể thực hiện đầu tư nhanh chóng. "Chúng tôi rất quan tâm cơ hội đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp đã sẵn sàng và hi vọng là một trong những nhà đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam", ông Kris Karafa nhấn mạnh.

Còn đại diện Amazon cho biết, đặt mục tiêu 100% về năng lượng tái tạo, vận chuyển logistics xanh, đồng thời được coi là khách hàng đóng góp vào hoạt động đầu tư liên quan năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Amazon bày tỏ ủng hộ việc tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió ngoài khơi. “Chúng tôi rất phấn khích, hi vọng sự đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ giúp tăng cường sự phát triển bền vững ở VIệt Nam”, đại diện Amazon khẳng định.

Phú Văn

EVNGENCO2 cổ phần hóa để bứt phá góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nướcEVNGENCO2 cổ phần hóa để bứt phá góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước
Tổng thống Mỹ mở cuộc tìm kiếm khẩn cấp trên toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng tăng giá nhiên liệuTổng thống Mỹ mở cuộc tìm kiếm khẩn cấp trên toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng tăng giá nhiên liệu
Hoa Kỳ đầu tư 100 tỷ USD vào năng lượng sạch trong năm 2021Hoa Kỳ đầu tư 100 tỷ USD vào năng lượng sạch trong năm 2021

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps