Các vùng cửa biển sẽ bị "nuốt chửng" hàng trăm mét

19:38 | 11/07/2021

222 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vừa qua, một nhóm nghiên cứu chuyên ngành về tài nguyên nước đã công bố nghiên cứu về tình trạng xâm lấn bờ biển liên quan đến biến đổi khí hậu. Theo đó, các vùng bờ biển trên thế giới sẽ bị biến mất hơn 100m vào cuối thế kỷ này. Cửa biển Thuận An - Huế là một trong những điểm được lựa chọn nghiên cứu.

Nhiều nhà khoa học đến từ các tổ chức nghiên cứu của Hà Lan, Anh, Mỹ và Sri Lanka, trong đó có Viện Giáo dục chuyên ngành tài nguyên nước (HE Delft Institute for Water Education) của Hà Lan vừa công bố tài liệu dự đoán về tình trạng xâm lấn bờ biển đến cuối thể kỷ 21.

Các vùng cửa biển sẽ bị
Các vùng biển thế giới sẽ bị xâm nhập hàng trăm mét

Tài liệu đính kèm bao gồm 2 bảng thông tin về tất cả các địa điểm được nghiên cứu theo các RCP (Tạm dịch: Lộ trình tập trung đại diện - tức là quỹ đạo nồng độ khí nhà kính) khác nhau.

Trong đó, Bảng S5 cung cấp thông tin dự đoán về tình trạng xâm lấn bờ biển vào cuối thế kỷ (2091-2100) và Bảng S6 là thông tin vào giữa thế kỷ (2056-2065). Giá trị được tính bằng mét và số âm (đại đa số) thể hiện mức độ bờ biển bị xâm lấn. Chỉ số phần trăm thể hiện phạm vi thay đổi. Ví dụ, đối với cửa biển Thuận An của Việt Nam, vào giữa thế kỷ này, bờ biển sẽ bị lùi sâu vào đất liền khoảng 85-87 m với mức phát thải thấp (RCP2.6) và 130-132 m với mức phát thải cao (RCP8.5).

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét tác động của biến đổi khí hậu đối với đường bờ biển tại 41 cửa biển trên khắp thế giới theo các kịch bản khí hậu khác nhau. Các điểm nghiên cứu bao gồm các cửa biển ở Anh, Pháp, Argentina, Brazil, Mỹ và Việt Nam, cùng một số quốc gia khác.

Kết quả cho thấy, phần lớn các địa điểm này sẽ hứng chịu tình trạng xâm lấn bờ biển trong thế kỷ 21 theo tất cả các kịch bản khí hậu đặt ra. Tuy nhiên, mức độ xâm lấn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát thải carbon. Với kịch bản mức phát thải cao (RCP8.5), đường bờ biển tại 68% các địa điểm sẽ bị lùi sâu vào đất liền hơn 100 m vào cuối thế kỷ này.

Tỷ lệ này giảm xuống 46% nếu lượng khí thải được giảm xuống (RCP2.6). Một số địa điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm Gironde (Pháp), Loire (Pháp), Tubarao Lagoon (Brazil) và Thuận An (Việt Nam). Mức độ xâm lấn bờ biển cao nhất được ghi nhận tại các cửa biển tại châu Phi, và ở các quốc gia như Gabon, Zaire, Mozambique, Sierra Leone.

Tùng Dương

Các cam kết quốc gia về khí hậu liệu đã đủ bảo vệ sức khỏe? Các cam kết quốc gia về khí hậu liệu đã đủ bảo vệ sức khỏe?
Biển Đông: Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc thăm dò ở Hoàng Sa Biển Đông: Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc thăm dò ở Hoàng Sa
Hơn 700 người thiệt mạng vì nắng nóng Hơn 700 người thiệt mạng vì nắng nóng