Các cam kết quốc gia về khí hậu liệu đã đủ bảo vệ sức khỏe?
“Thẻ điểm NDC vì sức khỏe” là nghiên cứu xếp hạng tiến bộ của các quốc gia hướng tới việc đưa vấn đề sức khỏe vào các cam kết quốc gia về khí hậu (Các Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định - NDC) trước thềm COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra vào tháng 11/2021 tại Glasgow), cho thấy nhiều phổ điểm mà cả các nước thu nhập thấp và trung bình cũng như các nước có thu nhập cao đạt được. Trong đó, Costa Rica đạt được 13/15 điểm, tiếp theo là Lào, Senegal (12 điểm), theo sau là Argentina, Lebanon, Papua New Guinea và Rwanda (11 điểm).
Theo "Thẻ điểm NDC vì sức khỏe" mới được công bố bởi Liên minh Khí hậu và Sức khỏe toàn cầu, dù đã dành một năm đối phó với đại dịch, cùng với các đợt nắng nóng, cháy rừng và những ảnh hưởng khí hậu khác, các chính phủ vẫn chưa nỗ lực đủ trong việc ưu tiên giải quyết vấn đề sức khỏe khi đối mặt với tình trạng khí hậu nóng lên hay đưa các vấn đề sức khỏe vào các cam kết về khí hậu của mình.
![]() |
Việt Nam là một trong những quốc gia có điểm cao khi cam kết về sức khỏe người dân vào NDC. |
Bà Jeni Miller, Giám đốc Điều hành Liên minh Khí hậu và Sức khỏe toàn cầu cho biết: “Với việc các quốc gia chịu trách nhiệm về 50% lượng khí thải toàn cầu chưa cập nhật công khai các cam kết quốc gia về khí hậu trước thềm COP26, vẫn còn có một cơ hội rất lớn để các chính phủ xây dựng các mục tiêu cắt giảm khí thải tham vọng, gặt hái những lợi ích về sức khỏe từ các hành động vì khí hậu được cân nhắc kỹ lưỡng, cũng như củng cố nền kinh tế nước nhà”. Bà nói thêm: “Với những đợt nắng nóng và cháy rừng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bất kỳ giải pháp thay thế nào cũng đều là nguy cơ gây nguy hiểm tới cả nhân loại và hành tinh mà tất cả chúng ta đang phụ thuộc vào”.
Một vài quốc gia có thu nhập cao như Australia, New Zealand, Iceland và Na Uy không ghi được điểm nào, trong khi khối EU, đại diện cho 27 quốc gia thành viên, chỉ ghi được 1 điểm. Hoa Kỳ có điểm số tốt hơn một chút với 6 điểm, trong khi Vương quốc Anh đạt 7/15 điểm.
Ở những quốc gia có dữ liệu, thẻ điểm cũng chỉ rõ liệu cam kết cắt giảm khí thải của các quốc gia có đang đi đúng hướng để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C và lý tưởng là 1,5 độ C hay không.
Một số quốc gia, mặc dù đạt điểm cao vì đã đưa vấn đề sức khỏe vào NDC, nhưng nhìn chung lại thiếu đi tham vọng về khí hậu. Ví dụ như Argentina, đã điều chỉnh các kế hoạch của mình ứng với mức tăng nhiệt 3 độ C, điều này sẽ có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Đối với các NDC trong lần tính điểm này, chỉ có 3 quốc gia (Costa Rica, Kenya và Nepal) đã điều chỉnh kế hoạch để đạt được tiêu chí mức tăng nhiệt là 2 độ C và không có quốc gia nào điều chỉnh theo mức tăng nhiệt là 1,5 độ C.
![]() |
Làn sóng chống biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ khắp thế giới |
Bà Miller cho biết: “Việc thực hiện các cam kết về khí hậu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt của trái đất ở mức 1,5 độ C - theo đúng Thỏa thuận Paris - rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe. Mặc dù một số quốc gia đã đưa vấn đề sức khỏe vào các cam kết về khí hậu - cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa khí hậu và sức khỏe - nhưng có nhiều quốc gia vẫn còn thiếu những chia sẻ về việc cam kết giảm phát thải. Nhìn chung, tham vọng khí hậu của các quốc gia vẫn còn quá thấp so với những gì ta cần để bảo vệ sức khỏe nhân loại”.
“Việc đồng tình (nhưng không ủng hộ) với các vấn đề sức khỏe sẽ không có tác dụng gì trừ khi các quốc gia thực hiện các nỗ lực phối hợp cắt giảm phát thải khí nhà kính, vì đây sẽ là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của các thế hệ tương lai. Nếu không làm như vậy, đây sẽ là thảm họa đối với sức khỏe của nhân loại”, bà Miller kết luận.
Trong khi nhiều NDC trong số 40 NDC được phân tích cho thẻ điểm, đại diện cho 66 quốc gia (bao gồm cả 27 quốc gia EU) đã đưa vấn đề sức khỏe vào NDC, thì chỉ một số ít quốc gia trong đó cung cấp nhiều hơn là những chi tiết hời hợt về cách họ sẽ bảo vệ sức khỏe công dân của mình khỏi các tác động của biến đổi khí hậu, thậm chí số quốc gia cân nhắc công tác này có thể được tài trợ như thế nào, hay cái giá của việc không hành động còn ít hơn nữa.
Bà Jess Beagley, chuyên gia phân tích Chính sách của Liên minh Khí hậu và Sức khỏe toàn cầu cho biết: “Các chính phủ đã bỏ qua vấn đề sức khỏe trong NDC hoặc có mục tiêu phát thải không đủ tiêu chuẩn, phải có hành động đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe công dân lên hàng đầu và biến nó trở thành trọng tâm của các chính sách quốc gia về khí hậu hoặc rủi ro thiên tai của họ”. Bà nói thêm: “Các quốc gia chưa đệ trình NDC phải có các kế hoạch nghiêm túc để đối phó với các tác động đến sức khỏe của biến đổi khí hậu, cũng như cách thức tài trợ cho các biện pháp này. Cần phải đầu tư thời gian, nguồn lực và của cải để bảo vệ sức khỏe khỏi những tác động nghiêm trọng do môi trường bị hủy hoại”.
![]() |
Biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão ngày càng mạnh hơn, thiên tai gây hậu quả ngày càng nặng nề tại Việt Nam |
Bà Beagley nói tiếp: “Những gì mà Thẻ điểm NDC vì sức khỏe cho thấy chỉ là trên mặt tổng thể, các quốc gia còn thiếu sót nhiều điều cần thiết để đưa vấn đề sức khỏe vào chính sách khí hậu. Tuy nhiên, các quốc gia đạt điểm cao nhất đã đưa ra những ví dụ rằng điều này hoàn toàn khả thi, và họ cần truyền cảm hứng cho những quốc gia còn lại làm theo, để có thể cùng nhau gặt hái những lợi ích về sức khỏe cho người dân của mình”.
Điều đáng nói trong nghiên cứu Thẻ điểm NDC vì sức khỏe là một số quốc gia đạt điểm cao nhất lại là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Costa Rica (13/15 điểm) - nhận được điểm tuyệt đối ở tất cả các tiêu chí ngoại trừ tài chính và kinh tế. Tham vọng về khí hậu của Costa Rica cũng phù hợp với Thỏa thuận Paris. Các quốc gia có điểm số cao khác là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chẳng hạn như Senegal, Lào, Rwanda, Papua New Guinea, Lebanon và Argentina. Điều này có thể là do tác động đến sức khỏe gây ra bởi biến đổi khí hậu đang diễn ra ở các quốc gia này.
Tuy nhiên, các quốc gia có điểm số trung bình cao vì có đề cập tới vấn đề sức khỏe lại thường không có đủ tham vọng để đạt được Thỏa thuận Paris, và cho thấy một hiểm họa thảm khốc tới sức khỏe của người dân quốc gia đó...
Thành Công
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025