Bulgaria vẫn không từ bỏ ý định kiện Gazprom

17:41 | 28/02/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ Bulgaria vẫn chưa từ bỏ khả năng kiện tập đoàn Gazprom của Nga vì cắt nguồn cung cấp khí đốt hai tháng sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022.
Mỹ 'tạm dừng' dự án xuất khẩu LNG mới làm suy yếu an ninh năng lượng của các đồng minh châu ÂuMỹ 'tạm dừng' dự án xuất khẩu LNG mới làm suy yếu an ninh năng lượng của các đồng minh châu Âu
Dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đã đi quaDấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đã đi qua
Bulgaria vẫn không từ bỏ ý định kiện Gazprom
Ảnh minh họa

Bộ Năng lượng Bulgaria nói với Euractiv Bulgaria: “Hiện tại, Chính phủ Bulgaria đang chuẩn bị phân tích pháp lý để quyết định xem có nên nộp đơn yêu cầu trọng tài về những thiệt hại phải gánh chịu hay không”.

Công ty nhà nước Bulgargaz của Bulgaria đã chọn một công ty luật quốc tế đại diện cho đất nước về vấn đề trọng tài thương mại trong lĩnh vực cung cấp dầu, khí đốt và LNG.

Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan vào cuối tháng 4/2022, do cả hai nước này từ chối mở tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprom. Trước đó, Gazprom đã trả lại khoản thanh toán cho Bulgargaz bằng đô la, mặc dù hợp đồng giữa hai bên được tính bằng loại tiền đó.

Vài tuần trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp, bất kể các hợp đồng hiện tại.

Bộ Năng lượng Bulgaria nói với Euractiv Bulgaria rằng Bulgargaz coi tranh chấp này là ưu tiên hàng đầu của công ty.

Bulgargaz cho biết: “Mục đích của việc phân tích pháp lý (các hành động của Gazprom) nhằm xác định các phương án triển khai khác nhau trong từng tình huống có thể xảy ra, và xác định chiến lược tốt nhất cần tuân theo để bảo vệ lợi ích của công ty Bulgaria”.

Công tác chuẩn bị đánh giá sơ bộ thiệt hại do các hành động của Gazprom gây ra đối với Bulgaria cũng đang ở giai đoạn cuối.

Vào năm 2023, Bulgaria đã có lập trường kiên quyết chống lại chính sách khí đốt của Nga - vốn trong nhiều năm đã khiến ​​nước này phải trả mức giá cao nhất cho khí đốt, bằng cách áp dụng thuế năng lượng đối với khí đốt của Nga, ngoài phí vận chuyển thông thường. Hungary và Serbia phản đối mức thuế này vì lo ngại nó sẽ khiến khí đốt của Nga trở nên đắt hơn.

Vào tháng 12, Chính phủ đã từ bỏ ý tưởng của mình vì Bulgaria đang đàm phán để gia nhập khu vực Schengen.

Yến Anh

Euractiv