Bộ Tài chính gia hạn giảm phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
Ngày 31/12, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 127/2021/TT-BTC về gia hạn giảm phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nhằm tiếp tục hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
![]() |
Dịch vụ truyền hình trả tiền từ 50 tỷ đồng trở xuống (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) sẽ được miễn phí kể từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 |
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022, doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền từ 50 tỷ đồng trở xuống (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) sẽ được miễn phí.
Nếu tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) thì mức phát sinh đó sẽ được tính ở mức 0,3% trên doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tính hợp đồng theo năm dương lịch). Nghĩa là, kể từ quý mà tổng doanh thu lũy kế từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch lớn hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng.
Cụ thể, phí truyền hình sẽ được tính như sau:
Năm 2022, doanh nghiệp A có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 40 tỷ đồng, quý II là 20 tỷ đồng. Quý I, doanh nghiệp A không phải nộp phí. Quý II, doanh nghiệp A phải nộp phí như sau: (40 + 20 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý III trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp A phải nộp phí = 0,3% x Doanh thu quý.
Năm 2022, doanh nghiệp B có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp B phải nộp phí quý I như sau: (60 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý II trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp B phải nộp phí = 0,3% x Doanh thu quý.
Năm 2022, doanh nghiệp C có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, doanh nghiệp C không phải nộp phí năm 2022.
Kể từ ngày ngày 01/01/2023 trở đi, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với tổng doanh thu phát sinh (0,3% x tổng doanh thu quý). Thời gian nộp phí chậm nhất là ngày 20 (hai mươi) tháng đầu của quý tiếp theo.
Minh Châu
-
Về việc S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng ổn định
-
Chính phủ “thúc” 8 bộ ngành, cơ quan Trung ương giải ngân hơn 3000 tỉ đồng vốn đầu tư công
-
Bộ Tài chính thông báo kỷ luật với một số cá nhân, đơn vị thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
-
Tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt gần 738 nghìn tỷ đồng
-
Bộ Tài chính: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến 31/5 ước đạt 22,37%
-
Sẽ thanh tra công ty chứng khoán, giám sát chặt giao dịch bất thường
- PV Power làm việc với Ngân hàng Societe Generale
- Mỹ lại gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ Việt Nam
- 11,71 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
- EU tính đến phương án nhập khẩu LNG của Israel
- Đưa đặc sản trái cây, nông sản các tỉnh đến với người dân Thủ đô
- Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050