Bộ Tài chính đưa ra hai kịch bản để kiểm soát lạm phát
![]() |
Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,2 - 3,7%. |
Theo đó, kịch bản thứ nhất, giả thiết 5 tháng cuối năm 2023 so cùng kỳ năm trước: Giá lương thực, thực phẩm tăng 3%; giá nhà ở thuê tăng 8%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 3%, giá dịch vụ y tế tăng 4%; Giá xăng dầu giảm 10%, giá gas giảm 10%. Dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2% so với năm 2022.
Ở kịch bản thứ hai, trong trường hợp giá xăng dầu giảm thấp hơn (5%), giá lương thực, thực phẩm tăng cao hơn (5%), giá dịch vụ y tế tăng 6%, dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,7% so với năm 2022.
Với các kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,2 - 3,7%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3 - 3,5% (cùng với giả định giá dịch vụ giáo dục không tăng theo lộ trình Nghị định số 81/2021/NĐ-CP). Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng ở mức 3,7% (cộng trừ 0,5%).
Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá và phối hợp với các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường.
Cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.
Các giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 225/TB-VPCP ngày 15/6/2023 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay. |
P.V
-
Đề xuất cơ chế chia sẻ rủi ro tài chính trong quy định hợp tác PPP phát triển KHCN
-
Giá xăng dầu tăng lần thứ ba liên tiếp, RON 95 tiến sát mốc 20.000 đồng/lít
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
P4G 2025: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi tài chính xanh
-
VPBank và MobiFone ký kết hợp tác chiến lược: Định hình mô hình dịch vụ tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện
-
Giảm lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người trẻ xuống còn 5,9%/năm
-
Tổ chức tín dụng chính thức có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
-
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
-
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero