Nhà giáo nói về nghề báo:

“Bộ GD&ĐT cần đánh giá đúng vai trò của báo chí!”

06:30 | 21/06/2018

1,256 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Là một nhà giáo nhưng thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) có nhiều tác phẩm đăng tải trên báo chí. Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018), thầy đã có những dòng tâm huyết gửi đến tòa soạn.  

PetroTimes xin trích đăng tâm sự của thầy Trần Trung Hiếu:

“Trong đời đi dạy của tôi, có một sự thú vị là hằng năm cứ đến dịp 21/6, tôi thường nhận được nhiều lời chúc mừng từ các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, facebook từ các đồng nghiệp và học trò cũ chúc mừng Ngày Báo chí Việt Nam. Và cũng nhiều năm, tôi được mời tham dự gặp mặt cộng tác viên tiêu biểu toàn quốc tại Hà Nội và tỉnh nhà.

Tôi không phải là một nhà báo, chưa được học một tiết học về nghiệp vụ báo chí. Đơn giản là tôi chỉ hay đọc báo và chuyển hóa những kiến thức, chút hiểu biết của tôi bằng những bài viết được đăng báo và các bài trả lời phỏng vấn báo chí từ báo giấy, báo điện tử, báo nói và báo hình.

bo gddt can danh gia dung vai tro cua bao chi
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

Tôi cho rằng, nghề giáo đã tương tác và hỗ trợ hiệu quả cho công việc viết báo. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện” ngành giáo dục sẽ khó thành công khi thiếu sự tham gia phản biện xã hội của đội ngũ các nhà giáo tâm huyết thông qua báo chí.

Với góc độ là một giáo viên Lịch sử, tôi luôn cố gắng làm những gì trong khả năng có thể để góp thêm tiếng nói thẳng thắn, trách nhiệm trên tinh thần xây dựng từ đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và thi cử, đề thi và đáp án đến các vấn đề văn hóa học đường mà xã hội đang quan tâm.

Quan điểm của tôi khi viết hay trả lời phỏng vấn báo chí là nhìn thẳng vào sự thật với góc độ một nhà giáo. Đã sợ thì không viết, đã viết thì không sợ, nhưng đã viết thì phải có cơ sở. Không ngại, không “né” những vấn đề mà người ta gọi là “nhạy cảm”. Thẳng thắn nhưng không cực đoan, phản biện nhưng không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn. Đúng thì nên ủng hộ, còn nếu chưa đúng thì nên góp ý, bổ sung, chỉnh sửa trên tinh thần xây dựng.

Tôi nghĩ rằng, điều tối kỵ khi viết báo là không nên viết theo kiểu “ăn theo, nói leo”. Khi bày tỏ quan điểm cá nhân phải có chính kiến nhưng không nên lấy quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân để áp đặt cho số đông. Chân lý tuyệt đối là không có gì tuyệt đối.

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi mong lãnh đạo Bộ GD&ĐT thêm một lần nữa đánh giá đúng vai trò của báo chí đã và đang đồng hành, dõi theo, đưa tin và phản biện về ngành giáo dục. Đây là một trong những kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo ngành tiếp thu, tiếp nhận thông tin phản biện đối với nhiều vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội cùng đội ngũ các nhà giáo quan tâm, chia sẻ. Bộ GD&ĐT hãy biết lắng nghe và gắng thấu hiểu tiếng nói đầy trách nhiệm của các nhà giáo qua báo chí.

Đối với ngành giáo dục, thời gian qua không thể phủ nhận những đóng góp của các nhà báo theo dõi ngành đối với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, tôi xin gửi lời chúc mừng tới các nhà báo cũng như những nhà giáo đã và đang viết báo luôn tâm huyết với ngành, với nghiệp, tiếp tục có nhiều tiếng nói đầy trách nhiệm và hiệu quả trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới ngành giáo dục.

Huy An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.