Bình Định tăng cường phối hợp với các tỉnh phía nam quản lý tàu cá
Tàu Cảnh sát biển 9033, Hải đoàn 32 phối hợp cứu 3 người bị nạn trên biển |
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma” |
Bình Định có khoảng 500 tàu cá thường xuyên di chuyển ngư trường hoạt động ở các tỉnh phía nam |
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, huyện Phù Cát là địa phương có nhiều tàu cá khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài. Theo Chủ tịch UBND huyện Phù Cát Nguyễn Văn Hưng, năm 2023 và năm 2024, trên địa bàn huyện Phù Cát có 11 tàu cá khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ; trong đó năm 2023 có 3 tàu, năm 2024 có 8 tàu.
Số tàu cá Phù Cát xâm phạm vùng biển nước ngoài đều là loại tàu dài từ 12m đến dưới 15m, hành nghề câu mực, mành mực, thường xuyên hoạt động ở ngư trường các tỉnh phía nam, hằng năm không đưa tàu về địa phương.
Huyện đã thành lập tổ công tác vào các tỉnh phía nam để vận động, yêu cầu chủ tàu lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT). Đồng thời ở quê nhà, tổ công tác các thôn, xã, thị trấn đến gặp người thân, đề nghị họ cùng với chính quyền thuyết phục chủ tàu lắp thiết bị.
"Đến nay, 117/165 tàu đã lắp thiết bị GSHT. Số còn lại, huyện giao về thôn, xã, yêu cầu tiếp tục vận động lắp đặt hoàn thành vào cuối năm nay. Từ tháng 5 đến nay, toàn tỉnh chưa có tàu cá nào vi phạm vùng biển nước ngoài. Phù Cát đang nỗ lực góp phần duy trì thành quả này", ông Hưng cho hay.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có khoảng 500 tàu cá thường xuyên di chuyển ngư trường hoạt động ở các tỉnh phía nam, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài. Hằng năm các chủ tàu cá không về địa phương, vì vậy việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng này gặp nhiều khó khăn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, Bình Định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các tỉnh để quản lý nhóm tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m hoạt động nghề câu mực tại các tỉnh phía Nam và tiếp tục vận động số tàu này lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
"Củng cố hồ sơ, xử lý dứt điểm các trường hợp tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài từ tháng 10 năm 2023 đến nay. Xử lý hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam theo Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao", ông Thanh cho hay.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2023 đến đầu tháng 9, các cơ quan thẩm quyền của tỉnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 107 cá nhân vi phạm khai thác IUU, với tổng số tiền xử phạt hơn 10,6 tỷ đồng.
Nhìn chung, tình hình vi phạm trong khai thác thủy sản thời gian qua của tàu cá Bình Định diễn biến phức tạp, số tàu vi phạm vùng biển nước ngoài năm 2024 tăng hơn so với năm 2023.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, GSHT trên tàu cá; khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài (hầu hết tàu cá vi phạm bị bắt giữ đều có chiều dài từ 12m đến dưới 15m); không có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, không giấy tờ tùy thân khi khai thác thủy sản...
Tuyên truyền chống khai thác IUU và quy định an toàn tàu cá cho ngư dân Trong sáng nay 6/11, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật thủy sản, các quy định về chống khai thác IUU và các quy định về đảm bảo an toàn tàu cá cho cán bộ phụ trách thủy sản và 100 chủ thuyền, thuyền trưởng khai thác thủy sản ở các phường Hải Cảng, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Trần Phú, Quang Trung (TP. Quy Nhơn). Tại lớp tập huấn, ngư dân được báo cáo viên phổ biến các quy định của Luật thủy sản năm 2017, các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật; các quy định về đảm bảo an toàn tàu cá và ngư dân khi tham gia khai thác thủy sản trên biển. Các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản, chống khai thác IUU, đặc biệt là Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản. Bên cạnh đó, các báo cáo viên giải đáp những câu hỏi liên quan đến khó khăn, nghĩa vụ và quyền lợi của ngư dân trong quá trình khai thác thủy sản trên biển, đồng thời cấp phát hàng trăm tờ rơi tuyên truyền các quy định về hoạt động khai thác thủy sản trên biển cho tàu cá và ngư dân. |
Theo Báo điện tử Chính phủ
-
Chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác
-
Hà Tĩnh: Dự án cảng cá 280 tỷ đồng sắp về đích
-
Phân quyền cho Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia
-
Đà Nẵng: Xử lý dứt điểm tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bà Rịa - Vũng Tàu chủ động, đi đầu trong phát triển ngành Logistics