Biên Hòa (Đồng Nai) chuyển đổi dần sang mô hình cấu trúc "đô thị dịch vụ và công nghiệp"
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thành phố Biên Hòa chuyển sang mô hình "đô thị dịch vụ và công nghiệp" (ảnh minh họa) |
Theo đó, phạm vi điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố, 30 đơn vị hành chính, bao gồm 29 phường và 01 xã, với diện tích khoảng 26.407,84 ha. Quy hoạch cũng đề ra các mục tiêu sau:
Phát triển thành phố Biên Hòa trở thành một trong các cực tăng trưởng trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có vai trò quan trọng trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh; phát huy thế mạnh kết nối vùng và quốc tế về dịch vụ thương mại, logistics, công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
Tạo lập không gian đô thị có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạ tầng xã hội hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố. Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa, lịch sử đặc trưng; đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh của vùng và quốc gia.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu vực trong thành phố Biên Hòa theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Thành phố Biên Hòa có tính chất là đô thị loại I
Thành phố Biên Hòa có tính chất là đô thị loại I, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai; có vai trò là đô thị hạt nhân trong vùng đô thị trung tâm của tỉnh; là một trong các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, giáo dục nghề nghiệp và đổi mới sáng tạo; đầu mối logistics quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ.
Đồng thời, thành phố Biên Hòa là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, gắn với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường vành đai 3 vùng thành phố Hồ Chí Minh và cảng Đồng Nai; là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.
Dự kiến đến năm 2030 quy mô dân số khoảng 1.500.000 - 1.600.000 người. Đến năm 2045 dân số toàn thành phố Biên Hoà khoảng 1.900.000 - 2.000.000 người.
Do vậy, những yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Biên Hoà là phải rà soát quy hoạch chung thành phố Biên Hòa và các quy hoạch có tính kỹ thuật, chuyên ngành đã được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố; nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, định hướng quan trọng có liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội; phối hợp các chương trình, đề án, dự án… của thành phố trong một khung phát triển có tầm nhìn dài hạn và có tính thực thi cao.
Nghiên cứu trên nền đô thị đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, đề xuất điều chỉnh mô hình, cấu trúc phát triển thành phố Biên Hòa theo định hướng phát triển đô thị thông minh, bền vững; tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, di tích lịch sử - văn hoá của thành phố Biên Hoà; gắn với quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất và bảo đảm khả năng dự trữ cho tương lai và bảo vệ môi trường sinh thái; đáp ứng nhu cầu phát triển của thời kỳ mới.
Thanh Thùy
-
Đầu tư xây dựng Trạm kiểm dịch động thực vật tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành
-
Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Buôn Ma Thuột
-
Phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
-
5 yếu tố cần xem xét khi triển khai các dự án đường sắt, cảng biển
-
Đầu tư xây dựng Trạm kiểm dịch động thực vật tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành
-
Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Buôn Ma Thuột
-
Phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
-
5 yếu tố cần xem xét khi triển khai các dự án đường sắt, cảng biển
- Ứng dụng công nghệ AI - Chìa khóa phát triển nền nông nghiệp hiện đại và bền vững
- Xử phạt người phụ nữ đi xe đạp do vi phạm nồng độ cồn
- VITM Hà Nội 2023: Định hướng xây dựng, phát triển du lịch văn hóa
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo
- Những hành vi được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội
- Cực nhọc nghề "trộm" mật ong dừa chỉ có ở miền Tây
- Ứng dụng công nghệ AI - Chìa khóa phát triển nền nông nghiệp hiện đại và bền vững
- Xử phạt người phụ nữ đi xe đạp do vi phạm nồng độ cồn
- VITM Hà Nội 2023: Định hướng xây dựng, phát triển du lịch văn hóa
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo
- Những hành vi được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội
- Cực nhọc nghề "trộm" mật ong dừa chỉ có ở miền Tây
- Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 ''Kết nối di sản phát triển du lịch''
- Thay đổi mẫu Căn cước công dân, người dân không phải làm lại
- "Vương quốc gạch gốm" miền Tây loay hoay tìm lối thoát giữa bão giá
- 2 lợi ích với người lao động khi để lại 50% tiền lúc rút bảo hiểm xã hội
- Đóng cửa tạm thời sân bay Điện Biên Phủ từ 15/4
- Hàn Quốc rút hạn thẩm tra cấp visa với lao động ngành đóng tàu
-
Ứng dụng công nghệ AI - Chìa khóa phát triển nền nông nghiệp hiện đại và bền vững
-
Xử phạt người phụ nữ đi xe đạp do vi phạm nồng độ cồn
-
VITM Hà Nội 2023: Định hướng xây dựng, phát triển du lịch văn hóa
-
Xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo
-
Những hành vi được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội