Biển Đông: Lo bị 'hiểu lầm' dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột, Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc

15:56 | 06/03/2024

14,468 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 4/3, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos J. cho biết, ông muốn có đường dây liên lạc trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để "tránh nguy cơ xảy ra xung đột" ở Biển Đông.
Biển Đông: Lo bị 'hiểu lầm' dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột, Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc
Tổng thống Philippines Marcos Jr. (phải) thăm Bắc Kinh hồi tháng 1/2023. Bức ảnh chụp khi ông Marcos cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự hôm 4/1/2023. (Nguồn: THX)

Đài truyền hình quốc gia Australia ABC đưa tin, phát biểu với phóng viên bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia tại Melbourne (Australia), Tổng thống Philippines bày tỏ lo ngại rằng, chỉ một sự cố ở vùng lãnh hải cũng có thể gây ra xung đột rộng hơn.

Trung Quốc
Trung Quốc 'nổi đóa' trước phát ngôn của Đại sứ Philippines tại Mỹ, nói 'coi thường những sự thật cơ bản'

Ông Marcos chia sẻ: "Khả năng xảy ra xung đột hiện nay cao hơn nhiều so với trước đây. Chúng tôi lo lắng vì nó có thể không khởi phát từ một quyết định chiến lược của bất kỳ ai tuyên bố 'chúng ta sẽ tham chiến', mà chỉ là do một số quân nhân mắc sai lầm hoặc một số hành động bị hiểu lầm".

Khi được hỏi làm cách nào để thực hiện điều đó, nhà lãnh đạo đưa ra giải pháp mà theo ông, đã từng có hiệu quả với các nhà lãnh đạo khác trước đây.

Người đứng đầu nhà nước Philippines viện dẫn, vào đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Mỹ khi đó John F Kennedy và nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết Nikita Khrushchev đã lập đường dây liên lạc trực tiếp để sử dụng khi cần thiết, trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Ông Marcos khẳng định muốn có đường dây liên lạc tương tự với Chủ tịch Trung Quốc và đã đề xuất điều này vào tháng 1/2023 tại Bắc Kinh.

Theo nhà lãnh đạo, đường dây nóng "để nếu có bất cứ thông điệp nào cần gửi từ nguyên thủ này sang nguyên thủ khác, chúng ta có thể yên tâm rằng thông điệp đó sẽ đến tay họ".

Tuy nhiên, cho đến nay, Tổng thống Philippines vẫn chưa thể hiện thực hóa được đề xuất này.

Theo Bảo Minh (Báo Quốc tế)

Không phải lệnh trừng phạt, rào cản nào khiến Nga trì hoãn nguồn cung dầu tới Ấn Độ?Không phải lệnh trừng phạt, rào cản nào khiến Nga trì hoãn nguồn cung dầu tới Ấn Độ?
Việc Áo hủy bỏ thỏa thuận khí đốt Nga có thể khiến giá dầu biến độngViệc Áo hủy bỏ thỏa thuận khí đốt Nga có thể khiến giá dầu biến động
Thị trường dầu biến động ra sao do căng thẳng ở Trung ĐôngThị trường dầu biến động ra sao do căng thẳng ở Trung Đông