Bị ong vò vẽ đốt, bé trai 8 tuổi nhập viện cấp cứu

22:34 | 04/09/2018

293 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cùng chúng bạn trong xóm đi bắt tổ ong vò vẽ, Phong không may bị ong đốt khắp người phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
bi ong vo ve dot be trai 8 tuoi nhap vien cap cuuPhú Thọ: Cứu sống thai phụ 36 tuần bị ong đốt đến nguy kịch
bi ong vo ve dot be trai 8 tuoi nhap vien cap cuu3 bệnh nhi nhập viện cùng lúc vì bị ong đốt
bi ong vo ve dot be trai 8 tuoi nhap vien cap cuuBị ong vò vẽ tấn công, 2 người tử vong, 3 người nguy kịch

Chiều 3/9, cháu Nguyễn Văn Phong (8 tuổi, ở xóm Đồng Ao, xã Nghĩa Hội, huyện Nam Đàn, Nghệ An) cùng chúng bạn trong xóm đi bắt tổ ong vò vẽ trên đồi gần nhà. Tại đây, Phong và nhóm bạn bị ong vò vẽ rượt đuổi. Do nhỏ con, sức yếu Phong chạy không kịp nên bị đốt nhiều nốt.

bi ong vo ve dot be trai 8 tuoi nhap vien cap cuu
Sau khi được hồi sức tích cực, sức khỏe cháu Phong đang ổn định trở lại.

Ngay sau đó, cháu Phong được người thân đưa đến Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Theo các bác sĩ, do bị ong đốt nhiều nốt, cháu Phong bị niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, men gan tăng, rối loạn đông máu.

Sau hội chẩn, Khoa Hồi sức Nhi (Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn) đã tiến hành hồi sức tích cực cho cháu Phong. Đến sáng 4/9, bệnh nhân đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang hồi phục, sức khỏe của cháu Phong đang ổn định trở lại.

Làm gì khi bị ong đốt

Theo các chuyên gia chống độc, khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, một số trường hợp có thể chết ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc ong mà tùy thuộc vào cơ địa, sự phản ứng của cơ thể mỗi người.

Sau khi bị ong đốt, người bệnh có thể có các biểu hiện như nổi mề đay, ngứa, sau đó là sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, đớ lưỡi; suy hô hấp, phù nề các phế nang, nôn, tụt huyết áp, tiêu chảy. Do không đi tiểu được nên cơ thể bị ứ nước, urê không thải ra ngoài và thận không làm việc dẫn đến suy thận cấp.

Có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật...

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholin. Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Trong các loại nọc ong, nọc ong vò vẽ thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như ong mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa.

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng tấn công.

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau: Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần; Uống nhiều nước để loại thải các độc tố; Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu nặng để được cấp cứu kịp thời.

Diệu Anh - Duy Ngợi

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc