Bất thường: Tồn kho, các ông lớn "móc ngoặc" giảm lượng nhập, chặn đà hạ giá xe hơi

16:31 | 25/12/2019

303 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 và nửa đầu tháng 12/2019, lượng xe nhập về Việt Nam bất ngờ giảm rất mạnh so với thời điểm trước đây. Lượng nhập suy giảm được cho là hầu hết các doanh nghiệp xe vẫn đang tồn hàng và chủ động giảm lượng nhập để giữ giá xe hơi.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hài quan, trong tháng 11/2019, cả nước đã nhập 11.744 chiếc, trị giá 267 triệu USD, (trung bình giá xe nhập là hơn 522 triệu đồng/chiếc). Lượng nhập giảm gần 5.000 chiếc so với tháng 10/2019 và mức giá xe nhập bình quân tháng 11 cũng tăng khoảng 76 triệu đồng so với tháng 10.

Bất thường: Tồn kho, các ông lớn
e nhập giảm mạnh, do các ông lớn móc ngoặc với nhau giảm lượng cung để giữ giá bán

Hải quan Việt Nam cho biết, riêng tháng 11/2019, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 5 thị trường chính là từ Thái Lan với 5.807 chiếc, từ Indonesia là 4.009 chiếc, từ Trung Quốc với 480 chiếc, từ Mexico là 472 chiếc và từ Nhật Bản với 271 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm tới 94% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.

Trong số xe nhập về Việt Nam 11, xe con dưới 9 chỗ đạt hơn 8.500 chiếc, trị giá hơn 154,6 triệu USD, giá khai báo nhập khẩu bình quân đạt 415 triệu đồng/chiếc.

Lượng xe 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam tháng này cũng giảm mạnh so với tháng trước khoảng 4.077 chiếc, tỷ lệ giảm 32% so với tháng 10 (12.600 chiếc). Theo đó, xe từ Indonesia giảm 24%, chỉ còn trên 5.100 chiếc, từ Thái Lan giảm hơn 28% so với tháng trước, chỉ còn 2.800 chiếc.

Xu hướng xe nhập giảm từ tháng 11 kéo sang tháng 12, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 12, lượng xe nhập về nước chỉ đạt 2.900 chiếc, giảm 2.400 chiếc so với tháng trước. Xe con nhập về đạt trên 1.300 chiếc, giảm rất mạnh 2.500 chiếc so với tháng trước.

Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xe hơi, tiêu thụ xe thấp hơn so với dự kiến đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng xe nhập về Việt Nam. Bên cạnh đó, một số dòng xe, doanh nghiệp lo sẽ xuống giá trong năm 2020 nên kế hoạch nhập khẩu bị thay đổi bắt đầu từ tháng 10 trở đi.

“Xu hướng xe giảm giá, đặc biệt giảm giá xe ở cả mẫu xe nhỏ, giá rẻ đã khiến các hãng thắt chặt lượng cung nhằm giữ giá ổn định. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp, hãng nhưng bất lợi cho người tiêu dùng và thị trường. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục nhập xe về có thể sẽ dẫn đến giảm giá trong năm 2020 và xu hướng này sẽ kéo theo lợi nhuận của các doanh nghiệp đi xuống”, ông Nguyễn Việt Phong, đại diện nhà nhập khẩu ô tô lớn từ châu Âu cho hay.

Việc lượng xe nhập về giảm mạnh trong những tháng cuối năm là dấu hiệu bất thường so với các năm trước bởi 3 tháng cuối năm dương lịch lượng xe nhập đều có xu hướng tăng, chỉ tháng 1 của năm mới dương lịch lượng xe nhập mới giảm do năm mới âm lịch diễn ra, nhu cầu xe thấp đi trong mấy tháng đầu của năm mới.

Thực tế, giảm lượng nhập để giữ giá là điều khiến doanh nghiệp ổn định thị trường theo cách của họ. Tuy nhiên, đây cũng là minh chứng cho thấy thị trường xe Việt vẫn đang bị chi phối rất lớn từ các liên doanh, nhà nhập khẩu lớn, trong đó phải kể đến là Toyota, Honda, Ford…

Thậm chí, việc tăng cung, giảm giá bán trên thị trường xe hơi là cơ sở để giá xe hơi giảm đồng loạt, kích thích tiêu dùng có thể đã bị các doanh nghiệp “bóp chết” ngay từ trong trứng nước bằng các can thiệp chủ động.

Theo một số doanh nghiệp phân phối xe nhỏ, lẻ, việc kìm giữ giá xe bằng cách hạn chế lượng nhập, lượng cung ra thị trường chỉ có thể khi Việt Nam có nhiều hơn các doanh nghiệp nhập xe cùng cạnh tranh sòng phẳng với nhau.

Theo Dân trí