Bất ngờ vụ 'bút phê' mua 164 toa tàu cũ của Trung Quốc

16:01 | 25/02/2016

8,401 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngay sau khi sự việc bị phát giác, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành khẳng định: “Tôi hoàn toàn chưa được báo cáo về việc mua tàu của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội”.

Điều này khiến dư luận hoài nghi khi một sự việc lớn như vậy mà Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lại đứng ngoài cuộc?

Xin nhắc lại là kế hoạch mua 164 toa tàu cũ của Trung Quốc được “khởi động” từ năm 2014. Đáng chú ý là trong tờ trình của Ban Kế hoạch Kinh doanh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có bút phê của lãnh đạo cao nhất Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là ông Trần Ngọc Thành.

Cụ thể, trong văn bản số 399 gửi của Ban Kế hoạch Kinh doanh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gửi ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Vũ Tá Tùng, được lập vào ngày 15/10/2014 thì bút phê của ông Thành trong văn bản được đề vào ngày 16/10/2014 có đoạn: “Tôi nhất trí thực hiện nhanh chủ trương đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc. Đề nghị tổ chức triển khai”.

bat ngo vu but phe mua 164 toa tau cu cua trung quoc
Bút phê của lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Vậy mà, ông Thành lại quả quyết mình chưa hề được trình báo về sự việc này. Thế thực hư về những câu “bút phê chỉ đạo” này ra sao?

Thông thường trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hay những doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối thì việc bút phê của cấp trên vào văn bản của cấp dưới trình lên không phải là chuyện lạ. Vậy thì, nếu bút phê này chính là của ông Trần Ngọc Thành thì trách nhiệm liên đới của ông Thành trong sự việc này ra sao?

Trao đổi với Báo điện tử PetroTimes, Luật sư Đặng Xuân Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng: Việc dùng bút phê trong văn bản có thể bị xem xét xử lý với vai trò đồng phạm.

Theo Luật sư Đặng Xuân Cường thì: Dưới góc độ pháp lý, những dòng bút phê trong văn bản là không có giá trị. Bởi lẽ để thực hiện chủ trương nào đó trong các cơ quan nêu trên thì người có thẩm quyền cần phải ban hành một nghị quyết hoặc quyết định và trong nghị quyết, quyết định đó phải có nêu rõ những người có trách nhiệm thi hành.

Thẩm quyền của người ra nghị quyết, quyết định thực hiện chủ trương, công việc cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với điều lệ của doanh nghiệp mới có giá trị thi hành.

Trong vụ việc quyết định mua 164 tòa tàu cũ của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Luật sư Cường nhận định: Việc chưa có quyết định chính thức bằng văn bản của người có thẩm quyền nên ai thực hiện thì trách nhiệm thuộc về phía người đó.

bat ngo vu but phe mua 164 toa tau cu cua trung quoc
Luật sư Đặng Xuân Cường

Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thành cũng là người phải liên đới chịu trách nhiệm. Bởi lẽ nếu xác minh và kết luận “bút phê đồng ý” tại văn bản số 399 chính xác là của ông Thành  thì hành vi này của ông Thành ít nhất là đồng phạm với hành vi sai trái của cấp dưới. 

Về khoa học pháp lý, đây được coi như một dạnh giúp sức về tinh thần, đồng ý để cấp dưới thực hiện việc mua toa tàu cũ của Trung Quốc.

Vậy nên, sẽ tùy vào tính chất mức độ của hành vi đã thực hiện của cán bộ cấp dưới cũng như hậu quả đã xảy ra mà có thể xem xét xử lý hành vi của những người thực hiện sai quy định của pháp luật theo mức độ khác nhau.

Trong trường hợp nếu hành vi sai trái của các cán bộcấp dưới đã tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ông Trần Ngọc Thành có thể bị xem xét xử lý với vai trò đồng phạm (người giúp sức) với cán bộ cấp dưới, bởi lẽ không có sự đồng ý bằng bút phê này thì cán bộ cấp dưới đã không dám thực hiện những hành vi sai trái.

Trong trường hợp nếu bị truy cứu TNHS thì hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ của cán bộ cấp dưới thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam có dấu hiều của tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” được quy định tại Điều 282 Bộ luật Hình sự quy định , theo đó:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Đây là một bài học đắt giá cho sự cả nể và làm sai quy trình lâu nay vẫn diễn ra khá phổ biến trong các cơ quan nhà nước cũng như những doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối.

bat ngo vu but phe mua 164 toa tau cu cua trung quoc

Vụ mua 164 toa tàu cũ của TQ: Sếp 'né', lính 'chết oan'

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có bút phê của lãnh đạo với nội dung “nhất trí thực hiện nhanh... đề nghị tổ chức triển khai”.

bat ngo vu but phe mua 164 toa tau cu cua trung quoc

Trảm quân - Trảm tướng

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) là “viên tướng” nhỏ cuối cùng bị trảm theo yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng. 

bat ngo vu but phe mua 164 toa tau cu cua trung quoc

Tiết lộ đơn giá mua lô toa tàu cũ của Trung Quốc

Không chỉ là bút phê nhất trí chủ trương mua tàu cũ của Trung Quốc, mà việc chấp thuận giá cả của lô tàu cũng đã được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định bằng văn bản...

Huyền Anh