Bất ngờ với các tác phẩm vẽ hát bội của sinh viên đồ họa

07:00 | 13/07/2018

2,694 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đang là sinh viên năm 2 khoa thiết kế đồ họa ĐH Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Huy (sinh năm 1988) đã chọn hát bội để hoàn thành đồ án môn học Kỹ thuật in và cũng từ đây các tác phẩm của Huy đã chinh phục người yêu nghệ thuật.  

Nguyễn Đức Huy cho biết em chọn đề tài hát bội vì nó mang tính chất truyền thống song nghệ thuật diễn xướng hí nghệ này đang bị mai một và có nguy cơ biến mất. Do đó, việc quảng bá đến mọi người cốt cũng muốn lưu giữ lại những giá trị nghệ thuật hát bội, nhất là trong văn hóa Nam bộ xưa hát bội có một vai trò rất lớn trong tín ngưỡng và giải trí.

Huy biết đến hát bội từ khá sớm khi có dịp nghiên cứu về văn hóa Nam bộ trong đó có gốm, nghệ thuật tượng dân gian và dĩ nhiên là hát bội cũng nằm trong những danh mục đó. Gia đình em không ai theo nghệ thuật, mọi xuất phát ban đầu chỉ là cảm tính sở thích cá nhân song khi đưa ra mắt được nhiều người ủng hộ nên em tập trung phát triển nhiều món hơn để thu hút được sự chú ý của mọi người, nhất là giới trẻ.

bat ngo voi cac tac pham ve hat boi cua sinh vien the he 9x
Tác phẩm của Nguyễn Đức Huy tham gia triển lãm vào ngày 29/6/2018 tại công viên Lê Thị Riêng, TP HCM

“Thời gian hoàn thành một tác phẩm hát bội vẽ kỹ thuật số bằng phần mềm mang tính ngẫu hứng, có nhân vật em vẽ cả tháng có nhân vật chỉ mất vài tiếng. Và nhân vật nào cũng có cái khó riêng, cái khó nhất là vẽ phần áo giáp của tướng nam và nữ. Đồng thời việc miêu tả kỹ theo nguyên gốc mẫu áo hiện thời cũng khá tốn kém thời gian và cần nhiều hình ảnh đối chứng để chỉnh sửa” - Huy nói về cái khó khi vẽ hát bội kỹ thuật số.

bat ngo voi cac tac pham ve hat boi cua sinh vien the he 9x
Nhân vật Khương Linh Tá (trích đoạn: San Hậu)

Mỗi loại hình nghệ thuật vẽ tay hay vẽ bằng máy đều tốn kém về mặt chất xám và thời gian. Nếu như vẽ tay được ghi nhận là đòi hỏi độ tỉ mỉ thì vẽ máy có thể tạo được những hiệu ứng hiệu quả hơn về màu sắc.

Đối tượng Huy hướng đến ở trong dự án này vẫn là giới trẻ - những người sẽ định đoạt hát bội sẽ đi về đâu. Đồng thời, em cũng chỉnh tỉ lệ nhân vật không theo chuẩn để thu hút trẻ em và phù hợp với cả người lớn theo phong cách gần gũi, dễ thương hơn chứ không mang tính chất trang trọng cổ điển quá. Sự điều chỉnh ấy của Huy nhằm đánh vào tâm lý yêu thích cái đẹp của đại đa số người yêu thích nghệ thuật, nhất là nghệ thuật truyền thống.

bat ngo voi cac tac pham ve hat boi cua sinh vien the he 9x
Nhân vật Mộc Quế Anh (trích đoạn: Mộc Quế Anh dâng cây)

Chia sẻ với chúng tôi, Huy mong ước: “Hiện tại em mong muốn có được nhiều đơn đặt hàng hơn để các tác phẩm được lưu hành đến người yêu thích cũng như chung tay quảng bá để không mai một loại hình nghệ thuật này”.

Được biết, không chỉ vẽ đẹp trên máy, Huy có thể vẽ tay trên nhiều loại chất liệu khác nhau như kiếng, giấy dó, gốm… Hiện tại chàng sinh viên sinh năm 1988 không mong muốn gì hơn là dành nhiều thời gian hơn cho nghệ thuật truyền thống.

bat ngo voi cac tac pham ve hat boi cua sinh vien the he 9x
Hoạ sĩ trẻ Nguyễn Đức Huy (thứ hai từ phải qua) tại triển lãm

Cách đây 7 tháng, đợt triển lãm của các nghệ sĩ trẻ trong dự án "Vẽ về Hát Bội" cuối năm 2017 cũng là một điểm sáng và nguồn động lực để Huy cũng như nhiều bạn trẻ đam mê văn hóa truyền thống tiếp tục khai thác nền nghệ thuật nước nhà.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nói về họa sĩ trẻ Nguyễn Đức Huy

Tôi biết Huy từ năm cháu học lớp 11. Chúng tôi đến với nhau là từ việc cùng thích đồ gốm Nam Bộ. Huy rất đam mê, không chỉ đọc sách và các trang mạng về gốm mà còn lục lọi, tìm tòi nhất là các di tích đình, chùa, đền, miếu, đến các lò gốm cổ ở Lái Thiêu, Biên Hòa… Điều đặc biệt của Huy là biết hiện vật rất tỉ mỉ: Cái gì? Ở đâu? Thuộc dòng gốm nào… và đó là điều khiến tôi rất nể phục. Sau đó, Huy bắt qua mê tranh, đặc biệt là tranh kiếng và Huy bắt đầu sưu tầm rồi vẽ tranh kiếng… Vừa rồi, Huy vừa vẽ vừa đi học vẽ. Các bức tranh kiếng của Huy đã chinh phục tôi cũng như chinh phục khách tham quan các cuộc triển lãm tranh dân gian ở tận Hà Nội.

Theo sở thích và năng khiếu đó, Huy theo học đồ họa ở cấp đại học là điều tất nhiên. Tôi thì khuyên Huy nên theo học ngành gốm. Nay với những tác phẩm về hát bội như bưu thiếp, tranh trang trí, sticker… của Huy được công chúng đón nhận quả là thành tựu đáng mừng. Đó là thành tựu của một quá trình theo đuổi và rèn luyện nghiêm túc và hơn hết thảy là đã chỉ báo một hướng đi của chàng trai trẻ, một chọn lựa hoàn toàn dựa trên sự đam mê của chính mình.

Thiên Thanh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.