Bao giờ quy hoạch xong các tổ chức KH&CN công lập?

08:09 | 05/10/2023

3,785 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để quốc gia phát triển nhanh, mạnh và bền vững, việc quy hoạch lại các tổ chức Khoa học & Công nghệ (KH&CN) công lập là việc cấp bách.

Chấm dứt lãng phí nguồn lực

Các tổ chức KH&CN công lập tại nước ta có lịch sử là được thành lập bởi Nhà nước, là các đơn vị trực thuộc các bộ ngành, tỉnh, thành phố. Với cơ chế “bao cấp” mấy chục năm qua nên các công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức KH&CN gần như không được đưa vào thực tế. Theo thống kê của Bộ KH&CN, trong số các công trình nghiên cứu được đưa vào sản xuất, công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức KH&CN công lập chỉ chiếm 7%, còn lại hơn 90% là nghiên cứu của các doanh nghiệp KH&CN ngoài công lập.

Bao giờ quy hoạch xong các tổ chức KH&CN công lập?
Viện Dệt may Việt Nam đi đầu trong thí điểm chuyển đổi mô hình tổ chức Nghiên cứu Khoa học công lập sang doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Quân - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN, bức tranh hoạt động khoa học - công nghệ từ năm 1986 đến nay có "những khoảng tối", một số tổ chức khoa học - công nghệ Việt Nam hoạt động kém hiệu quả.

Nguyên nhân quan trọng do cơ chế. Ông Quân cho biết: "Hầu hết các tổ chức KH&CN hiện nay đều do các cơ quan Nhà nước thành lập ra (các bộ, ngành, địa phương), rất ít tổ chức khoa học - công nghệ do các thành phần kinh tế khác thành lập (tư nhân, tập thể...), hoạt động nặng tính bao cấp, bị ràng buộc bởi nhiều chính sách liên quan của Nhà nước. Quyền hạn của những người đứng đầu các tổ chức khoa học - công nghệ rất hạn chế. Muốn quyết định những vấn đề mang tính cấp thiết (về tài chính, tổ chức, nhân sự...) thúc đẩy sự phát triển nội tại của đơn vị, dù nằm trong tầm tay của họ, nhưng trên thực tế, người đứng đầu tổ chức KH&CN ấy lại không có thẩm quyền... Ngay bản thân hệ thống chính sách cũng chưa theo kịp thực tiễn, chưa thích ứng được với xu thế phát triển của nền kinh tế, trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển nói chung và KH&CN nói riêng".

Cũng theo báo cáo của Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ KH&CN), giai đoạn 2017-2021 đã có sự thu gọn về đầu mối các tổ chức KH&CN công lập. Đến năm 2022, mạng lưới tổ chức KH&CN công lập còn 478 tổ chức gồm: 301 tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đại học quốc gia, các tổng cục, học viện và các đơn vị tương đương; 170 tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh; 7 tổ chức trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Các tổ chức KH&CN công lập thuộc các bộ, ngành hoạt động trong lĩnh vực gồm: khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học tự nhiên, khoa học y dược, khoa học xã hội và khoa học nhân văn.

Ở địa phương, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập chủ yếu là lĩnh vực: khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, rất ít tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học nhân văn và lĩnh vực y dược.

Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam có số lượng tổ chức KH&CN công lập được quốc tế xếp hạng gia tăng đáng kể, từ 4 tổ chức KH&CN công lập năm 2010 được tổ chức SCIMAGO đưa vào danh sách xếp hạng trong tổng số 6.459 tổ chức. Đến năm 2021, mới có 22 tổ chức được SCIMAGO xếp hạng trong tổng số 7.026 tổ chức nghiên cứu.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa tạo được một mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập mạnh; năng lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các tổ chức còn hạn chế, số lượng các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích và số bài báo công bố kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước còn chưa đồng đều; chưa thu hút được nhân lực trẻ vào làm việc tại các tổ chức KH&CN công lập thuộc các bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thiếu đội ngũ cán bộ nòng cốt, dẫn dắt nghiên cứu...; đầu tư phát triển cho tổ chức KH&CN công lập còn dàn trải.

Trước tình hình thực tế nêu trên, ngày 26/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 279/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến ngày 18/10/2021, Bộ KH&CN bắt đầu lấy ý kiến về Dự thảo Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ngày bắt đầu lấy ý kiến: 18/10/2022, Ngày hết hạn lấy ý kiến: 18/11/2022). Nhưng cho đến nay quy hoạch vẫn chưa được ban hành, triển khai thực hiện.

Chuyển đổi thành doanh nghiệp

Mới đây, Bộ KH&CN đưa ra lấy ý kiến về Đề án Chuyển đổi mô hình các tổ chức KH&CN công lập. Đề án của Bộ KH&CN đã đưa ra một số ý tưởng về việc chuyển đổi phần lớn trong số gần 1.000 tổ chức KH&CN từ mô hình cũ sang hoạt động theo 3 loại hình mới.

Bao giờ quy hoạch xong các tổ chức KH&CN công lập?
Viện Dầu khí Việt Nam hội tụ đủ các yêu cầu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động.

Thứ nhất, các tổ chức KH&CN nghiên cứu triển khai (chủ yếu là các trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ thuộc các bộ, ngành và các địa phương) sẽ chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp thuần túy (sản xuất - kinh doanh, không còn chức năng nghiên cứu khoa học).

Các trung tâm ứng dụng KH&CN trước đây không được hoạt động sản xuất - kinh doanh mà chỉ sản xuất thử, ứng dụng sau đó chuyển giao có điều kiện thuận lợi là nắm vững được công nghệ, có thể phát huy được khâu sản xuất kinh doanh nên được khuyến khích chuyển đổi thành doanh nghiệp thuần túy (công ty nhà nước, công ty cổ phần... hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước hay Luật Doanh nghiệp).

Thứ hai, là một số tổ chức KH&CN chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp KH&CN, dưới dạng công ty hoặc công ty mẹ - công ty con. Khác với doanh nghiệp thuần túy, các doanh nghiệp loại này vẫn tiếp tục chức năng nghiên cứu, triển khai và có thể được giao chức năng đào tạo, kết hợp với sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI) thuộc Bộ Công nghiệp đang được Chính phủ cho hoạt động thí điểm theo mô hình doanh nghiệp KH&CN. Ngoài việc được hưởng những ưu đãi từ cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp KH&CN còn được hưởng những ưu đãi từ chính sách phát triển khoa học - công nghệ - giáo dục vì có chức năng nghiên cứu và đào tạo.

Tương tự là Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) - đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chuyên ngành Dầu khí. Đây là đơn vị có bề dày thành tích cũng như các nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào thực tế sản xuất kinh doanh của Petrovietnam trong hơn 45 năm qua. Các kết quả nghiên cứu khoa học của VPI trong những năm qua đã góp phần tư vấn xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành, sáng tỏ cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, gia tăng thu hồi dầu, lựa chọn quy trình công nghệ lọc hóa dầu, chế biến khí, giải quyết nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường cũng như kinh tế và quản lý dầu khí…

Hiện nay, VPI là một tổ chức KH&CN hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực. VPI đủ cơ sở vật chất, trình độ quản lý cũng như năng lực để tự hoạt động trong môi trường cạnh tranh của khoa học công nghệ dầu khí thế giới.

Những năm gần đây, VPI đã liên tục tổ chức triển khai tái cơ cấu trong nội bộ của Viện, không chỉ giảm nhân sự, kiện toàn cơ cấu tổ chức mà Viện còn giải phóng cho các chuyên gia, cán bộ ngành Dầu khí ra khỏi cơ chế “xin - cho”, đáp ứng được các yêu cầu về tiền công, kích thích khả năng sáng tạo, tìm ra nhiều điểm đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Trong đó, đáng kể đến là chiến lược phát triển năng lượng xanh, công nghệ sản xuất hidro, amoniac xanh, công nghệ làm sạch môi trường, thu gom CO2…

Thứ ba, là các tổ chức KH&CN đăng ký theo Nghị định 10 tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động, tuân thủ Luật KH&CN. Đối với các tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản (ví dụ viện toán, lý, hóa, khối nghiên cứu khoa học xã hội, các viện chiến lược chính sách...) - đơn vị có đặc thù sản phẩm mang tính trừu tượng... không thể chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp nên giữ nguyên, hoạt động theo Luật KH&CN, Nhà nước vẫn phải tiếp tục cấp kinh phí hoạt động theo nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy rằng, dù Đề án chuyển đổi mô hình các tổ chức KH&CN vẫn còn là ý tưởng, quy hoạch vẫn chưa được phê duyệt nhưng nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện việc “chuyển đổi” nêu trên sẽ tạo ra bước đột phá nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tổ chức khoa học - công nghệ nói riêng, tạo nên một thị trường khoa học công nghệ có tính hiệu quả cao, tạo động lực thực tế trong quá trình thực hiện "khát vọng Việt Nam".

Tính đến tháng 6/2023, đã có 4 tổ chức KH&CN công lập đã thực hiện chuyển đổi thành công sang mô hình doanh nghiệp KH&CN, thuộc Bộ Công Thương và tập trung ở Hà Nội, gồm: Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế - Kỹ thuật thuốc lá; Công ty TNHH một thành viên Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp; Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô; Công ty cổ phần - Viện Nghiên cứu Dệt May.

Thành Công

VPI khẳng định vai trò đơn vị nghiên cứu khoa học hàng đầuVPI khẳng định vai trò đơn vị nghiên cứu khoa học hàng đầu
Phát triển VPI thành hạt nhân đổi mới sáng tạoPhát triển VPI thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
VPI ứng dụng công nghệ số để bảo mật thông tin/dữ liệuVPI ứng dụng công nghệ số để bảo mật thông tin/dữ liệu
VPI lần đầu tiên công bố chỉ số thị trường ô tô điện Việt NamVPI lần đầu tiên công bố chỉ số thị trường ô tô điện Việt Nam
Khoa học công nghệ trước xu hướng chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi sốKhoa học công nghệ trước xu hướng chuyển dịch năng lượng và chuyển đổi số

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,200 ▼300K 120,200 ▼300K
AVPL/SJC HCM 118,200 ▼300K 120,200 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 118,200 ▼300K 120,200 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,120 ▼260K 11,400 ▼160K
Nguyên liệu 999 - HN 11,110 ▼260K 11,390 ▼160K
Cập nhật: 09/05/2025 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
TPHCM - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Hà Nội - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Hà Nội - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Đà Nẵng - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Miền Tây - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Miền Tây - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.500 ▼700K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.200 ▼300K 120.200 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.500 ▼700K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.500 ▼700K 116.100 ▼1100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.300 ▼900K 115.800 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.180 ▼900K 115.680 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.470 ▼900K 114.970 ▼900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.240 ▼890K 114.740 ▼890K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.500 ▼680K 87.000 ▼680K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.390 ▼530K 67.890 ▼530K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.820 ▼380K 48.320 ▼380K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.670 ▼830K 106.170 ▼830K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.290 ▼550K 70.790 ▼550K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.920 ▼590K 75.420 ▼590K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.390 ▼620K 78.890 ▼620K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.080 ▼330K 43.580 ▼330K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.860 ▼300K 38.360 ▼300K
Cập nhật: 09/05/2025 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,240 ▼50K 11,690 ▼50K
Trang sức 99.9 11,230 ▼50K 11,680 ▼50K
NL 99.99 11,050 ▼50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,050 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,450 ▼50K 11,750 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,450 ▼50K 11,750 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,450 ▼50K 11,750 ▼50K
Miếng SJC Thái Bình 11,820 ▼30K 12,020 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 11,820 ▼30K 12,020 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 11,820 ▼30K 12,020 ▼30K
Cập nhật: 09/05/2025 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16109 16375 16960
CAD 18130 18405 19025
CHF 30597 30973 31619
CNY 0 3358 3600
EUR 28530 28798 29827
GBP 33567 33955 34902
HKD 0 3210 3413
JPY 171 175 182
KRW 0 17 19
NZD 0 14998 15589
SGD 19445 19725 20253
THB 700 763 816
USD (1,2) 25713 0 0
USD (5,10,20) 25752 0 0
USD (50,100) 25780 25814 26156
Cập nhật: 09/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,800 25,800 26,160
USD(1-2-5) 24,768 - -
USD(10-20) 24,768 - -
GBP 33,943 34,035 34,949
HKD 3,283 3,293 3,393
CHF 30,766 30,861 31,732
JPY 174.85 175.16 183.01
THB 748.83 758.08 810.84
AUD 16,394 16,453 16,901
CAD 18,410 18,469 18,970
SGD 19,655 19,716 20,330
SEK - 2,621 2,713
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,843 3,976
NOK - 2,447 2,533
CNY - 3,547 3,643
RUB - - -
NZD 14,979 15,118 15,560
KRW 17.22 17.96 19.3
EUR 28,712 28,735 29,966
TWD 778.78 - 942.86
MYR 5,631.14 - 6,356.71
SAR - 6,808.25 7,169.96
KWD - 82,324 87,648
XAU - - -
Cập nhật: 09/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,557 28,672 29,776
GBP 33,746 33,882 34,851
HKD 3,275 3,288 3,394
CHF 30,669 30,792 31,690
JPY 173.90 174.60 181.74
AUD 16,260 16,325 16,854
SGD 19,615 19,694 20,232
THB 763 766 800
CAD 18,311 18,385 18,897
NZD 15,042 15,549
KRW 17.63 19.42
Cập nhật: 09/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25795 25795 26155
AUD 16279 16379 16947
CAD 18305 18405 18962
CHF 30831 30861 31754
CNY 0 3548.5 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28799 28899 29677
GBP 33875 33925 35041
HKD 0 3355 0
JPY 174.86 175.86 182.38
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15112 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19598 19728 20457
THB 0 729.5 0
TWD 0 845 0
XAU 11930000 11930000 12130000
XBJ 11750000 11750000 12000000
Cập nhật: 09/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,809 25,859 26,170
USD20 25,809 25,859 26,170
USD1 25,809 25,859 26,170
AUD 16,319 16,469 17,533
EUR 28,851 29,001 30,165
CAD 18,255 18,355 19,669
SGD 19,685 19,835 20,645
JPY 175.34 176.84 182.03
GBP 33,973 34,123 34,902
XAU 11,649,000 0 12,051,000
CNY 0 3,434 0
THB 0 765 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 09/05/2025 13:00