Bản tin năng lượng xanh: thế giới đầu tư năng lượng sạch
![]() |
Công ty tư vấn năng lượng sạch của Mỹ (CEA) mới đây cho biết, năng lực sản xuất pin mặt trời toàn cầu đến cuối năm 2021 sẽ tăng từ 325 GW lên 400 GW. Theo số liệu của IRENA, thế giới đã ghi nhận 127 GW công suất lắp đặt điện mặt trời trong năm 2020. Trung Quốc và Đài Loan được dự báo tiếp tục là những nhà sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới, chiếm 85% công suất sản xuất tế bào quang điện và 75% công suất sản xuất module mặt trời trên toàn cầu. Khu vực sản xuất lớn thứ hai sẽ là Đông Nam Á, chiếm thị phần lần lượt là 9% và 13% trong sản xuất tế bào quang điện và module mặt trời.
CEA cũng cho biết, mặc dù tiềm năng sản xuất đang tăng lên, nhưng các nhà cung cấp tấm silicon, pin mặt trời và module mặt trời đang gặp khó khăn do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu polysilicon và giá nguyên liệu tăng cao. Theo nghiên cứu của IHS Markit, giá polysilicon đã tăng 175% trong nửa đầu năm 2021. Ngoài ra, giá thép, nhôm, đồng và chi phí vận tải gia tăng khiến chi phí xây dựng các dự án điện mặt trời cũng gia tăng, dẫn đến giảm nhu cầu đối với lĩnh vực này. Theo CEA, bất chấp những thách thức này, nguồn cung tế bào quang điện và module sẽ tiếp tục tăng khi các nhà sản xuất lớn đã khởi công các tổ hợp sản xuất lớn. Do giá nguyên liệu cao, một số dự án có thể bị hoãn sang năm 2022.
Hai công ty năng lượng ENEOS (Nhật Bản) và Origin Energy (Úc) mới đây đã công bố kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng hydro không phát thải CO2 giữa Úc và Nhật Bản trong khuôn khổ những nỗ lực phát triển các cơ sở sản xuất hydro “xanh” tại bang Queensland, Úc. Để đảm bảo hình thành chuỗi cung ứng hydro hiệu quả, hai công ty sẽ tiến hành nghiên cứu với một đối tác địa phương về các giải pháp cung cấp hydro ổn định và giá cả hợp lý từ các nguồn NLTT. Origin Energy sẽ tập trung vào sử dụng các nguồn NLTT và điện phân nước cho sản xuất hydro. ENEOS sẽ chịu trách nhiệm sản xuất methylcyclohexane (MCH) hiệu quả hơn và vận chuyển MCH như một hình thức lưu trữ và vận tải hydro từ Úc đến Nhật Bản. Để nhận được sự hỗ trợ rộng rãi cho nghiên cứu chung, hai bên sẽ tiếp cận Quỹ đổi mới xanh ở Nhật Bản và dự án Trung tâm hydro ở Úc.
Công ty năng lượng và hóa chất hàng đầu thế giới Linde (Ireland) mới đây cho biết, hãng sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các sáng kiến khử cacbon và tăng gấp ba lần sản lượng hydro sạch vào năm 2028. Trong Báo cáo phát triển bền vững năm 2020, Linde cho biết đang đầu tư vào toàn bộ chuỗi giá trị hydro để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Phía Linde nhấn mạnh, hãng sẽ theo đuổi các nguồn hydro carbon thấp có tính cạnh tranh, bao gồm các thiết bị hóa hơi khí metan tiết kiệm năng lượng kết hợp công nghệ thu gom và lưu trữ CO2, điện phân nước sử dụng NTLL và thí điểm các công nghệ carbon thấp mới. Linde xác định hydro sạch là nền tảng trong chiến lược năng lượng sạch của mình, đồng thời nhấn mạnh đang sở hữu năng lực sản xuất và phân phối hydro lỏng lớn nhất trên thế giới hiện nay và đang vận hành hầm lưu trữ hydro tinh khiết cao đầu tiên ở quy mô thương mại. Linde hiện đang sở hữu khoảng 200 trạm nạp hydro và 80 nhà máy điện phân hydro trên toàn thế giới.
Viễn Đông
-
Bản tin Năng lượng xanh: Trong Quý I, sản lượng năng lượng mặt trời tăng cao trên toàn châu Âu
-
[VIDEO] PV GAS LPG và Saint-Gobain Bắc Việt Nam: Hợp tác phát triển nguồn năng lượng xanh bền vững
-
Cần cơ chế đủ mạnh để hoàn thành mục tiêu về điện gió ngoài khơi, điện khí LNG đến năm 2030
-
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
-
Năng lượng xanh từ thủy triều
-
Giải mã bí mật gia tộc Rothschild khuynh đảo thế giới
-
Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước "cơn gió mạnh" từ Mỹ và Trung Quốc
-
Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ "nhẹ nhõm" khi tình hình đỡ căng
-
Người Pháp đã thăm dò và khai thác vàng bạc ở Việt Nam như thế nào?
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới