Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/11: Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chỉ mới bắt đầu
![]() |
1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 78,20 USD/thùng - tăng 1,20%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 83,70 USD/thùng - tăng 0,61%.
Giá dầu tăng khi thị trường hy vọng Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19 sau các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố vào cuối tuần qua.
2. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chỉ mới bắt đầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây đã công bố trong báo cáo triển vọng năng lượng hàng năm của mình rằng chúng ta đang ở giữa "cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu với mức độ sâu và phức tạp chưa từng có".
Trong ngắn hạn, đây là một tin không vui đối với người tiêu dùng, những người mong đợi sự biến động của thị trường sẽ không ảnh hưởng nặng nề đến họ trong mùa đông này và vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên vô cùng cấp thiết.
3. Theo Bloomberg, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - trong những năm gần đây đã tích cực tìm cách đa dạng hóa khỏi dầu mỏ và trở thành trung tâm tiền điện tử của thế giới - sẽ tìm cách quay trở lại năng lực cốt lõi của mình và có kế hoạch mở rộng năng lượng toàn cầu và đặc biệt là chi tiêu năng lượng, cũng như tăng cường năng lực khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Việc chi tiêu mạnh tay sẽ giúp UAE nâng công suất khai thác dầu thô lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2027, sớm hơn mục tiêu trước đó là năm 2030, và diễn ra vào thời điểm gã khổng lồ dầu mỏ Aramco của Ả Rập Xê-út cũng đang có kế hoạch mở rộng sản lượng thêm 12 triệu thùng vào năm 2027.
4. Châu Âu tiếp tục là khách hàng mua dầu diesel lớn nhất của Nga, với gần một nửa lượng nhập khẩu dầu diesel vận chuyển bằng đường biển của EU và Anh đến từ Nga trong tháng này, theo dữ liệu từ Vortexa do Bloomberg tổng hợp.
Dữ liệu của Vortexa cho thấy EU và Vương quốc Anh đã nhập khẩu trung bình 1,34 triệu thùng mỗi ngày nhiên liệu diesel trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 24/11, trong đó 45% hay 600.000 thùng/ngày đến từ Nga.
5. Theo Gazprom, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu có thể lên tới 3.000 USD/1000 m3, cao hơn mức trần giá an toàn được đề xuất cho hợp đồng tương lai khí đốt chuẩn của châu Âu.
Tuần trước, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất một công cụ mới của EU để hạn chế giá khí đốt tăng đột biến, bao gồm mức trần giá an toàn là 285 USD (275 euro) mỗi megawatt giờ (MWh).
Bản tin Năng lượng Quốc tế 28/11: Cuộc khủng hoảng diesel đang lan rộng | |
Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/11: Đơn vị lọc dầu Aramco lên kế hoạch IPO |
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/2: Cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất của Đức gặp sự cố
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 1/2: Các công ty Nga được yêu cầu tuân thủ lệnh cấm xuất khẩu dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/1: Venezuela thắt chặt thanh toán trước tiền dầu thô
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/1: Na Uy công bố các biện pháp đảm bảo cung cấp điện
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/1: Giá xăng dầu tại Mỹ tiếp tục tăng ngay cả khi nhu cầu giảm
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/1: Giá khí tương lai vượt khỏi mức thấp nhất trong 18 tháng
- Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng
- Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
- Uzbekistan muốn khởi động lại dự án khí đốt với Kyrgyzstan
- EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga
- Tây Ban Nha tăng cường khả năng cung cấp LNG cho châu Âu
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 3/2: Nhập khẩu dầu thô vào châu Á đạt kỷ lục
- Dự báo năng lượng 2023 tại EU: Cơ cấu năng lượng điện thay đổi chóng mặt
- Shell bị tố cáo thực hiện “greenwashing”
- Bulgaria khởi công xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối với Serbia
- EU vẫn bất đồng về giới hạn giá các sản phẩm dầu của Nga
- Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng bất chấp Fed nâng lãi suất thêm 0,25%
- Lần đầu tiên ở châu Âu: Điện gió và mặt trời “soán ngôi” điện khí trong năm 2022
-
Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng
-
Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
-
Uzbekistan muốn khởi động lại dự án khí đốt với Kyrgyzstan
-
EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga
-
Tây Ban Nha tăng cường khả năng cung cấp LNG cho châu Âu