Bạn biết gì về hội chứng “trầm cảm theo mùa”?

15:00 | 03/10/2022

157 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mùa thu, mùa đông hay những tháng cuối cùng của năm thường mang đến chút gì đó buồn bã. Thế nhưng, khi cảm giác chán nản ấy kéo dài, rất có thể bạn đã rơi vào tình trạng trầm cảm theo mùa hay còn gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa.
Những loại thực phẩm mà người mắc các bệnh lý trầm cảm nên ănNhững loại thực phẩm mà người mắc các bệnh lý trầm cảm nên ăn
Dậy sớm hơn 1 tiếng giúp giảm nguy cơ trầm cảmDậy sớm hơn 1 tiếng giúp giảm nguy cơ trầm cảm

Trầm cảm theo mùa hay còn gọi là hội chứng SAD (seasonal affective disorder) hay winter depression, winter blues là hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Khí hậu lạnh lẽo, sự mất cân bằng sinh hóa trong não bộ cùng việc thiếu ánh sáng mặt trời có thể khiến bạn cảm thấy buồn bã, ít năng lượng, trải qua những thay đổi về giấc ngủ và thói quen ăn uống (thường là muốn ngủ và ăn nhiều hơn) và luôn tự cô lập bản thân.

Bạn biết gì về hội chứng “trầm cảm theo mùa”?
Trầm cảm theo mùa có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc và các phương pháp tâm lý.

Căn bệnh rối loạn cảm xúc này có thể được điều trị hiệu quả bằng một số cách, bao gồm sự can thiệp của thuốc và các phương pháp tâm lý khác. Mặc dù các triệu chứng thường sẽ tự cải thiện khi mùa thay đổi, đây vẫn là một căn bệnh tâm lý nguy hiểm. Bằng những thay đổi nhất định trong lối sống, bạn có thể tự chữa trị căn bệnh này khi kết hợp với hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ mắc trầm cảm theo mùa và trầm cảm nói chung cao gấp 4 lần so với nam giới. Tuy nhiên, nhiều tài liệu lại chỉ ra mức độ ảnh hưởng của bệnh tới đàn ông lại trầm trọng hơn nhiều lần so với phụ nữ.

Trầm cảm theo mùa là căn bệnh âm thầm, ngay cả chính người bệnh cũng khó có thể biết mình bị bệnh, thậm chí chỉ có thể phát hiện khi theo dõi hành vi trong 2 năm liên tiếp. Trầm cảm có thể chữa khỏi, do đó cần đặc biệt chú ý khi bản thân có các biểu hiện buồn chán, lo âu bất thường vào mùa thu hoặc mùa đông.

Người mắc SAD thường có biểu hiện bệnh vào mùa thu - đông, thậm chí trong vài năm liên tiếp tình trạng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần có niềm tin và lạc quan bởi trầm cảm theo mùa hoàn toàn có thể chữa khỏi. Điều quan trọng nhất chính là ở tâm lý người bệnh và sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Làm gì nếu rơi vào trạng thái “winter blues”?

Người bị SAD thường có xu hướng thay đổi khẩu vị, ăn không còn ngon miệng. Nhưng số khác lại có cảm giác thèm ăn nhiều hơn trước, đặc biệt là đồ ăn nhiều calo nên không khó để thấy bệnh nhân trầm cảm theo mùa dễ tăng cân hơn.

Bạn biết gì về hội chứng “trầm cảm theo mùa”?
Tăng cường tiếp nhận ánh sáng mặt trời bằng việc đi bộ hoặc tập thể dục.

Dù muốn ăn nhiều món tuy nhiên giai đoạn trầm cảm theo mùa bạn nên nạp và cơ thể thực phẩm chứa carbs lành mạnh để tăng cường serotonin. Bổ sung thêm axit béo omega-3 từ rau bina, quả óc chó, cá béo giúp cơ thể gia tăng nồng độ hooc môn hạnh phúc, giảm thiểu cảm giác buồn bã, chán nản. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D từ sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ cũng rất tốt.

Quang trị liệu là phương pháp hữu hiệu trong điều trị SAD, nhưng đi bộ ngoài trời cũng rất hiệu quả. Có một số ý kiến đứng giữa hai phương pháp trên lại cho rằng buổi sáng là thời điểm tốt nhất để cơ thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Nếu căn nhà bạn không đủ ánh sáng, bạn nên tìm cách để ánh sáng chiếu qua cửa sổ giúp ngôi nhà bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Vậy nên cần ở trong một căn phòng tràn ngập ánh mặt trời - căn phòng ánh sáng cho những ngày đông u ám.

G.Minh