Armenia muốn giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga
![]() |
Lãnh đạo Armenia dự lễ khánh thành một trung tâm năng lượng mặt trời |
Armenia thuộc Liên bang Xô viết cũ nằm ở phía Nam Caucasus, hiện nhập khẩu tới 3/4 nhu cầu năng lượng.
Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng Armenia, Haik Haroutiounian, nước này hy vọng sẽ đa dạng hóa hơn nữa nguồn năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng và tiến tới độc lập về năng lượng.
Để làm được điều này, Chính phủ Armenia đã thiết lập một "lộ trình năng lượng" với mục tiêu từ nay đến năm 2021, năng lượng tái tạo sẽ cung cấp 8% tổng lượng tiêu thụ điện của cả nước. Ước tính tiềm năng năng lượng mặt trời ở Armenia là 3.000 megawatt (MW), tương đương với công suất của hai lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới.
Ông Haik Haroutiounian cho biết, một tổ hợp các nhà đầu tư dự kiến sẽ sớm khởi công xây dựng một trung tâm năng lượng mặt trời với công suất 55 MW ở Armenia. Trong đó, Ngân hàng Thế giới đóng góp hơn 50 triệu Euro như là một phần trong các sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Bên cạnh đó, trong năm 2018, trụ sở của chính phủ sẽ được cung cấp hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Khi dự án này hoàn tất, các tòa nhà hành chính công khác cũng được triển khai.
Chính phủ Armenia cũng đã đặt mục tiêu giảm hơn 1/3 lượng tiêu thụ khí tự nhiên trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020.
Hiện nước này nhập 80% nhu cầu khí đốt từ Nga. Nga cũng là nước cung cấp nhiên liệu cho Metsamor, nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Armenia. Hiện nhà máy điện hạt nhân này cung cấp 1/3 điện năng cho Armenia.
Thứ trưởng Haik Haroutiounian cho biết: "Chúng tôi sẽ phải đóng cửa nhà máy này vào năm 2026. Nhưng để làm được điều đó, Armenia phải nỗ lực để phát triển các nguồn năng lượng thay thế từ nước, gió và mặt trời".
Nh.Thạch
AFP
-
EVN hoàn thành đóng điện 57 công trình lưới điện trong quý I
-
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
-
Đề xuất mới về cơ chế điều chỉnh giá điện
-
EVN hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm được 448.000 kWh điện
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải có giải pháp xử lý vướng mắc của các dự án điện khí LNG