Anh ngầm chỉ trích Trung Quốc, kêu gọi G7 gia tăng đối phó Bắc Kinh
![]() |
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss (Ảnh: Reuters). |
Anh cho biết nước này sẽ thúc đẩy các nước nhóm G7 trong các cuộc trao đổi diễn ra vào ngày 31/3 để hành động nhiều hơn nữa trong nỗ lực ngăn chặn các hành vi "gây hại" trong thương mại, như việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, trong một động thái ngầm kêu gọi cách tiếp cận cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc trong tương lai.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss sẽ chủ trì cuộc họp với những người đồng cấp đến từ nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới cùng người đứng đầu mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala.
Anh muốn tận dụng vị thế hiện tại là chủ tịch G7 để thúc đẩy nước Anh hậu Brexit là một quốc gia dẫn đầu trong việc ủng hộ thương mại tự do.
"Mọi người không thể tin cậy vào thương mại tự do nếu nó không công bằng. Niềm tin của dư luận đã bị xói mòn bởi các động thái bởi gây hại, từ việc sử dụng lao động cưỡng bức tới môi trường bị tác động tiêu cực và hành vi đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ", bà Truss cho hay.
Dù bà Truss không trực tiếp đề cập tới Trung Quốc trong phát ngôn, những vấn đề bà nêu ra đều là những điều mà Anh từng lên tiếng quan ngại về hành vi của Trung Quốc trong thời gian qua.
Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, gây hại tới môi trường hoặc buôn bán hàng hóa được làm ra từ lao động cưỡng bức.
Kể từ khi rời Liên minh châu Âu EU và đặt tương lai kinh tế của mình vào thương mại toàn cầu, Anh đã tăng cường chỉ trích các hoạt động thương mại của Trung Quốc.
Trong khi đó, các nước G7 khác, trong đó có Mỹ, cũng đồng tình với sự cần thiết trong việc cải tổ WTO và hành động trước tầm ảnh hưởng đang gia tăng trên toàn cầu của Trung Quốc.
Theo Dân trí
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số