Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Ai được hưởng lợi nhiều nhất?

13:02 | 05/10/2019

1,240 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại Hội thảo chuyên đề “Chiến tranh thương mại leo thang: Mừng, lo của doanh nghiệp Việt?” được tổ chức vừa qua tại TP HCM, chuyên gia kinh tế có những ý kiến, nhận định, phân tích sâu sắc về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với doanh nghiệp Việt Nam. Phóng viên Báo Năng lượng Mới trích đăng một số ý kiến đáng chú ý để bạn đọc tham khảo.
ai duoc huong loi nhieu nhat

Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại: Kiên quyết chống gian lận xuất xứ để tránh bị trừng phạt

Do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Brexit, tăng trưởng toàn cầu cũng như thương mại toàn cầu bị suy giảm, tính bất định và độ rủi ro tăng lên.

Ngày 23-7-2019, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra dự báo kinh tế thế giới năm 2019 chỉ tăng 3,2% và năm 2020 tăng 3,5% (đều giảm 0,1% so với dự báo hồi tháng 4-2019), là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009. Thương mại toàn cầu chỉ tăng 2,5% trong năm 2019, giảm 0,9% so với dự báo trước đó 3 tháng. Nếu “thương chiến” Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, quan hệ thương mại Nhật - Hàn tiếp tục xấu đi, Brexit không đạt được thỏa thuận, tình hình có thể tồi tệ hơn.

Đối với Việt Nam, trong “thương chiến” Mỹ - Trung, doanh nghiệp Việt sẽ có được thuận lợi là Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ, chúng ta có thể thay thế hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào Mỹ. Trong đó, dệt may, điện thoại di động là những hàng hóa mà chúng ta có thể thay thế hàng Trung Quốc ở Mỹ và thời gian qua, các ngành hàng này đều tăng trưởng xuất khẩu khá. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Mỹ có thể chuyển ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một điểm đến thay thế hấp dẫn hiện nay ở Đông Nam Á nếu chúng ta làm tốt hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, những cản ngại, thách thức cũng rất nhiều. Cụ thể, đồng nhân dân tệ hạ giá thì hàng Trung Quốc sẽ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và cạnh tranh với hàng Việt xuất khẩu vào các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điều quan ngại là đồng nhân dân tệ giảm giá làm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn và Việt Nam sẽ là thị trường xuất khẩu các mặt hàng và công nghệ không cao đang dư thừa ở Trung Quốc, gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm tăng nhập siêu từ Trung Quốc. Điều này cũng sẽ gây sức ép lên tỉ giá VND/USD. Nếu chúng ta xử lý không tốt sẽ làm lạm phát tăng, làm giảm giá trị đồng nội tệ, đe dọa ổn định vĩ mô.

Năm 2018 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 47,5 tỉ USD, tăng 11,43% so với mức 41,6 tỉ năm 2017; 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu vào Mỹ tiếp tục tăng mạnh với tổng kim ngạch 27,5 tỉ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc có thể thông đồng với một số doanh nghiệp Việt đưa hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi tìm cách xuất sang Mỹ (kể cả lợi dụng cơ chế tạm nhập tái xuất hoặc có thể gia công thêm một vài công đoạn đơn giản, không bảo đảm quy tắc xuất xứ). Đây là điều rất nguy hiểm, có thể tạo cớ cho Mỹ đánh thuế bổ sung đối với hàng hóa của Việt Nam (như vụ thép và nhôm).

Nhìn từ phía Mỹ, tại thời điểm này, Việt Nam chưa phải là đối tượng mà Mỹ hướng đến, nhưng Mỹ đã cảnh báo Việt Nam về việc Việt Nam xuất siêu lớn vào Mỹ. Mặc dầu tốc độ tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Việt Nam trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu vào Mỹ, nhưng xuất siêu vẫn lớn và đang có xu hướng tăng cả về giá trị và thứ bậc. Năm 2018 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 47,5 tỉ USD, tăng 11,43% so với mức 41,6 tỉ năm 2017; 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu vào Mỹ tiếp tục tăng mạnh với tổng kim ngạch 27,5 tỉ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2018. Từ vị trí thứ 6 đầu năm 2018, hiện nay, Việt Nam đã vươn lên thứ 4 trong 16 nước xuất siêu vào Mỹ.

Từ thái độ của Mỹ, các doanh nghiệp Việt cần tích cực điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng cân bằng hơn. Theo đó, giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, nhất là các sản phẩm công nghệ cao, để tăng nhập khẩu các sản phẩm này từ Mỹ. Khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ. Đây là một tiềm năng to lớn cần khai thác.

ai duoc huong loi nhieu nhat
Nông sản Việt Nam gặp khó khi Trung Quốc siết chặt chính sách nhập khẩu

Song song với đó, phải kiên quyết chống gian lận thương mại, bao gồm cả gian lận xuất xứ, để tránh bị Mỹ và các đối tác thương mại trừng phạt.

ai duoc huong loi nhieu nhat

TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách: Việt Nam không được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại

Những quốc gia có độ mở rất lớn như Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mặc dù tính ra giá trị tuyệt đối không nhiều, nhưng khuynh hướng cho thấy Việt Nam không phải là quốc gia được hưởng lợi khi chiến tranh thương mại gia tăng, thậm chí “rất nguy hiểm”, theo nghĩa là bị tác động tiêu cực nhiều hơn.

Đánh giá trên một số ngành hàng nông, lâm, thủy sản, hóa chất và nhựa... chúng tôi thấy rằng, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này của Trung Quốc sang Mỹ không nhiều, có nghĩa là cơ hội cho hàng Việt thay thế không phải là lớn. Ngược lại, Việt Nam cũng bị hạn chế là không có thế mạnh ở các sản phẩm mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế. Với những mặt hàng Việt Nam có lợi thế thay thế hàng Trung Quốc ở thị trường Mỹ, theo quan sát tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp FDI hưởng lợi lớn nhất, không phải là doanh nghiệp trong nước.

Đối với nhóm hàng dệt may, trong 3 thị trường quan trọng của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản, thì chúng ta chia sẻ với Trung Quốc ở thị trường Mỹ là nhiều nhất. Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 60% hàng dệt may và nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 15-16%. Điều đó cho thấy, khi nhiều mặt hàng dệt may Trung Quốc bắt đầu bị đánh thuế 15% từ 1-9-2019, khả năng chúng ta tăng xuất khẩu sang Mỹ là rất lớn, nhưng doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng lợi?

Theo một nghiên cứu của Fiin Group, trong thời gian từ tháng 6-2018 đến tháng 6-2019, các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 16% tổng giá trị xuất khẩu quần áo sang Mỹ, trong khi doanh nghiệp FDI đến từ Đài Loan chiếm 12%, doanh nghiệp FDI Trung Quốc chiếm 13%, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc chiếm tới 49%, còn lại là các doanh nghiệp FDI khác.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, trong tổng số 44 dự án FDI đăng ký đầu tư vào ngành công nghiệp gỗ và chế biến gỗ của Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo với tỷ trọng xấp xỉ 66% (29 dự án), chủ yếu là các dự án sản xuất gỗ dăm, gỗ dán.

Đối với ngành gỗ, một trong những ngành được dự báo từ sớm là hưởng lợi nhờ “thương chiến” thì không chỉ Việt Nam mà nước ngoài cũng đã sớm nhận ra được điều này. Trong 6 tháng đầu năm 2019, trong tổng số 44 dự án FDI đăng ký đầu tư vào ngành công nghiệp gỗ và chế biến gỗ của Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo với tỷ trọng xấp xỉ 66% (29 dự án), chủ yếu là các dự án sản xuất gỗ dăm, gỗ dán. Số liệu cũng ghi nhận, trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã đạt 3,1 tỉ USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, có thể thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm cách đầu tư qua Việt Nam để tranh thủ tránh thuế.

Với những ngành hàng mà doanh nghiệp FDI có thế mạnh thì “thương chiến” càng trở thành cơ hội tốt để các doanh nghiệp FDI xuất khẩu sang Mỹ. Số liệu 5 tháng đầu năm 2019 cho thấy, máy móc và thiết bị phụ tùng xuất khẩu sang Mỹ tăng 59%, máy vi tính và sản phẩm điện tử tăng 72%, điện thoại di động và linh kiện tăng tới 92%.

Có một điều chúng tôi thấy là, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, Samsung giảm mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu của Samsung sang Trung Quốc chỉ đạt 1,5 tỉ USD, nếu so với 9,5 tỉ USD của cả năm 2018 thì đó là con số rất thấp. Trong khi đó, nửa đầu năm 2019, xuất khẩu của Samsung sang Mỹ tăng tới 81,5% so với cùng kỳ năm 2018. Điều đó có thể có lợi cho Samsung nhưng không lợi cho Việt Nam khi mà khiến cho vấn đề thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ thêm trầm trọng và Mỹ có thể căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách mới, tạo sức ép với Việt Nam.

Trong bối cảnh doanh nghiệp FDI hưởng lợi lớn, áp lực đối với các vấn đề của nền kinh tế càng trở nên rõ rệt.

Thứ nhất là tỷ giá. Trong bối cảnh đồng nhân dân tệ của Trung Quốc phá giá gần 3% trong thời gian qua, gần 20 ngân hàng trung ương các nước đã chủ động giảm lãi suất để phản ứng linh hoạt hơn. Trong khi đó, do nguồn cung USD tăng nhờ thặng dư thương mại, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam, VND tăng giá 0,06% (trong 6 tháng đầu năm), đã gây khó khăn lớn và tức thì đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Khả năng VND yếu đi không thực sự khả thi trong thời gian trước mắt khi Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua vào USD để ổn định tỷ giá và có cuộc làm việc với Bộ Tài chính Mỹ vào tháng 9-2019.

Thứ hai là xuất xứ hàng hóa. “Thương chiến” có một tác động tiêu cực mà ít người chú ý, đó là làm suy giảm hiệu ứng hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam. Lợi thế về thuế suất ưu đãi khi ký FTA (việc ký kết đánh đổi bằng nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài) chỉ phát huy khi doanh nghiệp có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hợp lệ. Nhưng việc hàng hóa Trung Quốc gian lận xuất xứ là hàng Việt Nam đã khiến “các bên quản lý thị trường của Mỹ” xem nhẹ giá trị của các C/O và cảnh giác hơn với hàng Việt Nam. Nếu không có biện pháp xử lý tốt, các thị trường khác như châu Âu hoặc Nhật Bản cũng sẽ có cách tiếp cận khác với hàng xuất khẩu Việt Nam.

ai duoc huong loi nhieu nhat
Ngành dệt may được dự báo hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp FDI

Thứ ba là chiến thuật “chỉ xuất, không nhập” của Trung Quốc. Đây là chiến thuật điển hình của Trung Quốc khi có khó khăn. Trung Quốc sẽ thúc đẩy xuất khẩu bằng mọi cách, đồng thời giảm hoặc ngừng nhập khẩu. Điều này gây khó khăn cho nhiều quốc gia đang tìm cách mở rộng thị trường. Trong thời gian qua, hàng loạt mặt hàng nông sản Việt Nam lâm vào cảnh điêu đứng khi Trung Quốc siết chặt chính sách nhập khẩu.

Vì vậy, nếu hỏi Việt Nam được gì từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thì theo tôi, đó là cơ hội để hoàn thiện thể chế và lấp các khoảng trống về mặt pháp lý.

Trước hết, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để hoàn thiện việc quản lý, cung cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, qua đó tranh thủ nâng cao tỷ lệ ưu đãi của các FTA cho doanh nghiệp nội địa. Tiếp theo, nâng cao việc theo dõi và quản lý các dự án FDI. Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 dù ban hành chậm nhưng vẫn là một bước đi cần thiết.

Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng ở khu vực là một cơ hội vàng để Việt Nam chào đón các chuỗi cung ứng phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn của mình. Việt Nam không có lợi thế như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan, nhưng vẫn cần nhìn nhận “thương chiến” như thời cơ chiến lược để có một diện mạo công nghiệp chất lượng tốt hơn.

Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cơ hội để Việt Nam cải thiện cơ cấu thương mại với Mỹ theo hướng cân bằng hơn.

Ông Trương Đình Tuyển: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ thuần túy xuất phát từ sự mất cân bằng xuất nhập khẩu giữa hai nước, mà nó nằm trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược đang diễn ra trên nhiều mặt trận, ở nhiều địa bàn. Trong đó, chương trình “Made in China” là điểm khởi đầu mấu chốt của cuộc cạnh tranh đó, nhằm nắm giữ vị trí siêu cường về công nghệ, đe dọa an ninh kinh tế của Mỹ. Nếu chỉ là vấn đề cán cân thương mại, hai nước sẽ phải thương lượng để nhanh chóng tìm giải pháp, tránh trường hợp “hai bên cùng thua”, nhưng đây là cuộc cạnh tranh chiến lược, hai bên không dễ dàng dừng lại sau một số đợt thương lượng khi Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu “Phục hưng Trung Hoa” còn Trump thực hiện lời hứa “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Vì vậy, khó mà đoán trước khi nào cuộc chiến kết thúc. Điều này tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của mỗi nước.

TS Phạm Sỹ Thành: Để tranh thủ một số lợi ích từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam có thể tập trung vào một vài nhóm giải pháp trước mắt. Đầu tiên, cần tăng cường thông tin cho các hiệp hội về “thương chiến” để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, giúp hiệp hội có các thông tin từ chuyên gia để có cách truyền thông hiệu quả đến nội bộ qua đó bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như ngành hàng. Tiếp theo, cần nhận thức và thay đổi chiến lược thu hút FDI thay vì ưu đãi thái quá như hiện nay. Chiến lược mở cửa đã dẫn đến mô hình kinh tế dị dạng với doanh nghiệp nội địa yếu và bị gạt ra bên lề phát triển. Khi tốc độ tăng trưởng dân số cũng đã xuống rất thấp (1%/năm), khi CMCN 4.0 phát triển nhanh chóng thì tỷ lệ việc làm mới mỗi năm không cần phải có nhiều nữa. Chính phủ và địa phương không cần thu hút FDI chỉ để giải quyết việc làm.

Mai PHương

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 74,400
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 74,300
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 7,525
Trang sức 99.9 7,310 7,515
NL 99.99 7,315
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 7,555
Miếng SJC Thái Bình 8,240 8,440
Miếng SJC Nghệ An 8,240 8,440
Miếng SJC Hà Nội 8,240 8,440
Cập nhật: 25/04/2024 06:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 84,500
SJC 5c 82,500 84,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 84,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,900
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 75,000
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,100
Nữ Trang 99% 71,366 73,366
Nữ Trang 68% 48,043 50,543
Nữ Trang 41.7% 28,553 31,053
Cập nhật: 25/04/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 25/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,190 16,210 16,810
CAD 18,236 18,246 18,946
CHF 27,265 27,285 28,235
CNY - 3,437 3,577
DKK - 3,555 3,725
EUR #26,325 26,535 27,825
GBP 31,108 31,118 32,288
HKD 3,115 3,125 3,320
JPY 159.54 159.69 169.24
KRW 16.28 16.48 20.28
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,232 2,352
NZD 14,824 14,834 15,414
SEK - 2,259 2,394
SGD 18,101 18,111 18,911
THB 632.51 672.51 700.51
USD #25,135 25,135 25,487
Cập nhật: 25/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 25/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25195 25195 25487
AUD 16325 16375 16880
CAD 18364 18414 18869
CHF 27519 27569 28131
CNY 0 3469.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26892 26942 27645
GBP 31326 31376 32034
HKD 0 3140 0
JPY 161.93 162.43 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0346 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14885 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18459 18509 19066
THB 0 646 0
TWD 0 779 0
XAU 8230000 8230000 8400000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 06:00