Adolf Eichmann – tên tội phạm chiến tranh – Kẻ thù của dân Do Thái (phần 2)

20:02 | 06/05/2019

2,297 lượt xem
|
(PetroTimes) - Các hành động trừng trị hàng loạt các tội phạm chiến tranh phát xít bắt đầu ngay sau sự sụp đổ của nước Đức phát xít. Trên khắp châu Âu diễn ra các phiên tòa xét xử những tên Đức quốc xã. Để trốn tránh sự báo thù, Eichmann đã tìm mọi cách để xóa sạch dấu vết. Nhưng ngay vào cuối năm 1945, y đã bị tình báo quân sự Mỹ bắt giữ và tống vào trại tù binh quốc xã ở Bavaria.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II

Eichmann không thể che giấu lai lịch SS vì giống như mọi thành viên SS, hắn cũng hình xăm một chữ cái chỉ nhóm máu ở dưới nách trái,. Vì thế, để đánh lừa các điều tra viên, hắn bịa ra cái tên giả Otto Eckmann - trung úy sư đoàn kỵ binh thiết giáp SS số 22, từng chiến đấu ở mặt trận phía đông.
Sau khi biết nội dung những lời khai của sĩ quan SS Dieter Wisliceny (bị treo cổ vào năm 1948), một thuộc cấp của Eichmann, tại phiên tòa Nuremberg năm 1946, Eichmann quyết định lập tức chạy trốn. Với một cái tên giả, y đã ẩn trốn ở gần Bremen và làm công nhân nông nghiệp tại một trang trại.

Eichmann bị quân Hoa Kỳ bắt, nhưng khai tên giả là "Otto Eckmann". Ông trốn thoát trại tù năm 1946 và sống lang thang vài năm tại Đức. Năm 1948 ông lấy được giấy tờ giả mạo để đi Argentina nhưng chưa dùng ngay.

adolf eichmann ten toi pham chien tranh ke thu cua dan do thai phan 2
Hộ chiếu giả của Eichmann mang tên Ricardo Klement

Được sự tiếp tay của tổ chức bí mật ODESSA (hội ái hữu của các cựu thành viên SS), vào năm 1948,y đã nộp đơn xin nhập cư vào Tổng lãnh sự quán Argentina ở Genoa và được chấp nhận nhập cảnh vào Argentina.

Eduardo Demoter, người gốc Hungaria, cha bề trên của Nhà thờ Thánh Anthony ở Genoa, trợ thủ gần gũi của giám mục Công giáo Alois (Luigi) Hudal, kẻ đầu trò tổ chức đường dây đưa bọn quốc xã chạy trốn khỏi châu Âu.

Thời đó, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế nhiều khi lại hậu thuẫn cho những tên quốc xã chạy trốn đang bị cơ quan an ninh nhiều nước truy lùng trốn bất hợp pháp sang Nam Mỹ và các nước Arab như Syria và Ai Cập.
Đầu năm 1950, Eichmann vượt biên giới Áo-Italia ở khu vực dãy núi Alps và đến được Genoa. Tại văn phòng đại diện Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế ở đây, tu sĩ dòng Phan Sinh Eduardo Demoter đã gặp và trao cho hắn tấm hộ chiếu tị nạn Nansen giả mang tên Ricardo Klement.

Năm 1950, Eichmann trốn sang Ý, giả làm người tỵ nạn với tên Riccardo Klement. Ông liên lạc qua một tu sĩ và Giám mục Alois Hudal, người tổ chức móc nối bí mật giúp những tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trốn sang xứ khác.

Eichmann được cấp giấy giả làm nhân viên làm việc từ thiện cho hội Chữ thập đỏ quốc tế tại Geneva và giấy thông hành của Argentina (Người ta tìm được giấy thông hành này trong hồ sơ lưu trữ của tòa án năm 2007).

Ngày 14-7-1950, Eichmann lên tàu trốn sang Argentina. Ông làm đủ các nghề tại thành phố Buenos Aires, từ cai nhà máy, kỹ sư ống nước đến nuôi thỏ. Gia đình của ông sau đó cũng trốn được sang Argentina.

adolf eichmann ten toi pham chien tranh ke thu cua dan do thai phan 2
Eichmann làm chủ một trang trại nuôi thỏ ở Áchentina

Vào tháng 7-1950, Eichmann xuống tàu Giovanni C ở Buenos Aires và xin vào nhà máy Mercedes-Benz ở ở ngoại ô Buenos Aires làm nhân viên bán hàng. Gia đình hắn nhanh chóng đoàn tụ với hắn.

Sở dĩ bọn quốc xã chạy trốn dễ dàng có được nơi ẩn náu ở Argentina như thế là vì Eva Peron, đệ nhất phu nhân Argentina (1946-1952) đã cung cấp nơi ẩn náu và hộ chiếu Argentina cho chúng để đổi lấy những bảo vật của các gia đình Do Thái bị giết trong Holocaust.

Sự thụ động của CIA


Vào tháng 6-2006, hồ sơ mật của CIA về tội phạm Đức Quốc xã và hoạt động của các tổ chức nằm vùng chống cộng của họ được công bố. Trong số 27.000 tài liệu, có một tin nhắn viết vào tháng 3-1958 của cơ quan tình báo Đức BND báo cáo cho CIA biết là Eichmann đang sống tại Argentina với tên giả là "Clemens".

Nhưng CIA lờ đi vì ngại rằng khi Eichmann bị bắt sẽ làm báo chí chú ý đến những chuyện không tốt về chính quyền Hoa Kỳ và Đức thời bấy giờ.

Một ví dụ điển hình là cố vấn an ninh quốc gia của chính phủ Tây Đức lúc đó là Hans Globke, khi trước từng là tùy viên của Eichmann trong công tác về dân Do Thái và là người giúp thảo ra luật Nuremberg. Qua yêu cầu của chính phủ Tây Đức, CIA mua chuộc báo Life để khi tường trình về hồi ký của Eichmann đừng đưa thông tin gì về Globke cho công chúng biết.

Khi CIA và BND biết được thông tin này thì Israel đã bỏ cuộc trong công tác truy lùng Eichmann vì không biết ông dùng tên giả nào. Lúc bấy giờ chính quyền Hoa Kỳ và CIA đang chú tâm vào nguy cơ chính là Liên Xô chứ chưa có kế hoạch chính thức truy lùng tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã.

Ngoài việc bao bọc Eichmann và Globke, CIA còn che chở Reinhard Gehlen, người đã chiêu mộ hàng trăm cựu nhân viên và cựu sĩ quan Đức Quốc xã vào các móc nối gián điệp bí mật của CIA tại châu Âu.

(Còn tiếp)

Thiên Phú

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc