5 nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng khí
![]() |
Ảnh minh họa |
Thông tư này quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt Nam, bao gồm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), khí thiên nhiên nén (CNG) (viết tắt là khí).
Thông tư được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí. Áp dụng đối với thương nhân kinh doanh khí bao gồm: thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân pha chế khí; thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai; thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí; trạm nạp, trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai.
Thông tư số 20/2019/TT-BKHCN nêu rõ 5 nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng khí, cụ thể:
Một là, đối với LPG, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, chế biến, pha chế khí phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí dầu mỏ hóa lỏng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Hai là, đối với LNG, CNG, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, chế biến, pha chế khí phải công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi lưu thông trên thị trường và bảo đảm chất lượng khí phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng khi lưu thông trên thị trường. Tiêu chuẩn sử dụng để công bố thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để quản lý LNG, CNG, thương nhân sản xuất, chế biến, pha chế, nhập khẩu khí thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Ba là, thương nhân kinh doanh khí chịu trách nhiệm về đo lường, chất lượng khí trong hệ thống phân phối thuộc sở hữu của mình và liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng của thương nhân thuộc hệ thống phân phối của thương nhân kinh doanh khí.
Bốn là, thương nhân áp dụng công nghệ mã số, mã vạch trong hoạt động kinh doanh bảo đảm chất lượng khí, các hồ sơ chất lượng quản lý theo công nghệ mã số, mã vạch.
Năm là, tôn trọng thỏa thuận về đo lường của các bên liên quan khi xác định lượng khí trong mua bán, thanh toán trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định về đo lường tại Thông tư này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Phú Văn
-
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện
-
Phát triển kinh tế xanh bằng công nghệ số và tự động hóa
-
Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
-
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
-
Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất
-
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220kV Than Uyên - 500kV Lào Cai
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Phát triển tối đa các nguồn điện từ năng lượng tái tạo
-
Tìm hiểu dòng máy hút bụi công suất lớn từ Kaercher
-
Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, xây dựng Đảng bộ EVNNPT trong sạch, vững mạnh
-
Nâng công suất trạm biến áp 220kV KonTum lên 500MVA